Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng da sau khi tắm là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, từ sơ sinh đến người già. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần cảm thấy ngứa ngáy cơ thể sau khi tắm. Đây là triệu chứng phổ biến nhất cảnh báo tình trạng dị ứng da sau khi tắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng dị ứng da sau khi tắm.
Theo các chuyên gia, bị dị ứng sau khi tắm do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy, người bệnh cần xác định được nguyên nhân chính xác nhất thì mới có thể chấm dứt được hoàn toàn căn bệnh này.
Chúng ta, đặc biệt là phái đẹp luôn chăm chút bản thân nên thường sở hữu rất nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể như: Sữa tắm, body lotion, kem dưỡng ẩm, dầu gội, dầu xả,... Các sản phẩm có thành phần chứa các nhiều chất tẩy thì càng có khả năng cao gây ngứa ngáy da sau khi tắm. Tình trạng này lại càng phổ biến ở những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. Chất tẩy trong sản phẩm sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của cơ thể, khiến làn da trở nên bong tróc, mẩn ngứa.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài từ 1 đến vài giờ sau khi tắm và sẽ tự động biến mất.
Sau một ngày dài vận động, được đắm mình trong làn nước nóng thì còn gì thoải mái hơn! Nhưng bạn không hề biết rằng, việc tắm nước quá nóng trong thời gian dài, đặc biệt là vào mùa lạnh có thể khiến làn da trở nên khô hơn. Cũng giống như việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh, việc tắm nước nóng sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên khiến độ ẩm của da bốc hơi nhanh chóng. Điều này khiến da trở nên khô hơn, căng hơn, mao mạch giãn ra gây ra ngứa ngáy.
Bệnh lý này hình thành do làn da dị ứng với các thành phần trong dầu gội, dầu tắm,... Sau một thời gian nhất định, hệ miễn dịch sẽ được giải phóng ra, hình thành phản ứng nổi mẩn và gây ngứa rát sau khi tắm.
Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không thể. Với những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, chưa qua xử lý như nước ao, hồ,... hoặc cơ thể tiếp xúc với nguồn nước lạ sẽ kích thích sản sinh ra histamin, gây sưng đỏ, nổi sần và ngứa ngáy. Căn bệnh này lại càng có khả năng phát ra mạnh mẽ hơn vào những thời điểm thời tiết có độ ẩm cao hay những lúc cơ thể đổ nhiều mồ hôi và trong khi tắm.
Mề đay cholinergic thường gây hiện tượng ngứa sau khi tắm hoặc sau khi tập luyện thể dục thể thao do sự tăng nhiệt đột ngột và cơ thể đổ mồ hôi.
Chỉ cần biết được chính xác nguyên nhân là bạn có thể dễ dàng loại bỏ căn bệnh này ra khỏi cuộc sống thường ngày. Bạn có thể áp dụng các biện pháp đã được chúng tôi tổng hợp sau đây:
Hơi lạnh sẽ làm giảm bớt cơn ngứa và ngăn phát ban nổi lên. Hơn nữa, nó còn giữ được hàng rào bảo vệ làn da khỏi các vi khuẩn và bụi bẩn gây mẩn ngứa. Nếu sau khi tắm mà bạn vẫn cảm thấy ngứa, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh bằng túi chườm hoặc gel chườm lạnh.
Thay vì tắm lâu, bạn chỉ rút ngắn thời gian tắm. Theo báo cáo gần đây, người ta tính được rằng thời gian tắm lý tưởng của con người là từ 5 - 10 phút.
Ngứa ngáy sau khi tắm có thể do bạn bị dị ứng với các chất trong dầu gội, sữa tắm,... Vì vậy, bạn nên loại bỏ chúng khỏi chu trình vệ sinh cơ thể và thay thế bằng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên.
Kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm rất tốt, giữ cho làn da luôn mịn màng, chắc khỏe. Vì vậy, đừng vì lười biếng mà bỏ qua bước bôi kem dưỡng ẩm cho cơ thể sau khi tắm xong nhé!
Khu vực nhà tắm ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Sau khi tắm xong, bạn nên cọ rửa phòng tắm, đồng thời phơi khăn tắm dưới ánh nắng mặt trời để hạn chế vi khuẩn.
Nếu nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm, bạn nên kiểm tra nguồn nước kỹ càng. Nước quá cứng, chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg cũng có thể gây khô da, mẩn ngứa.
Những người bị bệnh mề đay cholinergic mà thường xuyên sử dụng đồ cay nóng hay gặp thời tiết nóng bức, stress… cũng sẽ dễ nổi mẩn ngứa. Vì vậy, đây là cách hiệu quả nhất để giảm dị ứng da cho nhóm đối tượng này.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm ra nguyên nhân gây dị ứng da sau khi tắm để phòng ngừa và điều trị dứt điểm căn bệnh này nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp