Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng mỹ phẩm nên bôi thuốc gì nhanh khỏi là câu hỏi được chị em quan tâm bởi hiện tượng này xảy ra khá phổ biến với nữ giới do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cao.
Da mặt bị dị ứng không những gây cảm giác khó chịu mà còn khiến chị em thiếu tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, những trường hợp dị ứng nặng, nếu không chữa trị đúng cách có thể gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của làn da. Khi phát hiện bị dị ứng mỹ phẩm, bạn cần bình tĩnh áp dụng hướng xử lý phù hợp với tình trạng của da. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà như rửa nước muối, đắp mặt nạ, chườm lạnh,... Tuy nhiên, ở mức độ nặng và nghiêm trọng, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Khi nhu cầu sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp đã quá phổ biến thì hiện tượng dị ứng mỹ phẩm cũng xảy ra rất thường xuyên, nhất là với những chị em có làn da nhạy cảm. Triệu chứng cảnh báo bạn đã bị dị ứng mỹ phẩm chính là sự xuất hiện của những đốm đỏ, mẩn ngứa tại nhiều vùng da mặt, thậm chí còn xuất hiện mụn viêm, mụn trứng cá, phát ban, ngứa ngáy dữ dội, cảm giác châm chích khó chịu và đau rát, da khô cứng, bong tróc… rất đáng sợ. Sở dĩ da mặt thường bị kích ứng hơn là do vùng da mặt khá mỏng manh, cũng là nơi chị em chăm sóc hàng ngày bằng cách dưỡng da, bôi kem,... Sau da mặt thì bụng, cổ, nách… là những vị trí dễ xảy ra dị ứng mỹ phẩm.
Dị ứng mỹ phẩm thường chia làm hai mức độ nặng và nhẹ. Tùy tình trạng cũng như cơ địa da mặt người bệnh mà tiến hành những biện pháp xử lý điều trị khác nhau. Ty nhiên, dù sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi bệnh nhân cũng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bên cạnh đó kết hợp cùng với việc chăm sóc da mặt đúng cách sẽ giúp làn da nhanh hồi phục.
Thuốc bôi chữa dị ứng mỹ phẩm chủ yếu dùng trong những trường hợp tổn thương khu trú, cảm giác ngứa không quá nghiêm trọng. Sử dụng thuốc bôi sẽ giúp giảm viêm, ngứa, cải thiện triệu chứng đau rát nhẹ tại vùng da bị tổn thương.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi được dùng phổ biến trong điều trị dị ứng mỹ phẩm:
Dị ứng mỹ phẩm khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, từ đó da nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng hơn bình thường. Người bệnh trong thời gian này nên chọn dùng các loại kem bôi có tác dụng làm dịu da, phục hồi da, chẳng hạn như kem chứa vitamin B5 (acid pantothenic).
Trong loại kem này, vitamin B5 đây là thành phần có công dụng phục hồi và cải thiện dị ứng da nhanh chóng nhờ khả năng kiểm soát dầu thừa, giảm ngứa nhẹ, dưỡng ẩm cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo mô da mới.
Mặt khác, loại vitamin này còn giúp làm dày hàng rào bảo vệ da, tăng cường giữ ẩm, giúp da ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc, thâm sạm.
Một số loại kem làm dịu và phục hồi da có chứa vitamin B5 có thể tham khảo như La Roche-posay Cicaplast Baume B5, Nature Republic Vitamin B5 cream,… Lưu ý là việc sử dụng kem vitamin B5 chỉ nên áp dụng trong trường hợp dị ứng mỹ phẩm nhẹ.
Dị ứng mỹ phẩm nên bôi thuốc gì thì thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide là một trong những sản phẩm bệnh nhân có thể sử dụng. Hoạt chất trong thuốc này có tác dụng làm bong lớp sừng và kháng khuẩn nên khá hiệu quả trong trường hợp dị ứng mỹ phẩm gây nổi mụn trứng cá.
Benzoyl peroxide có cơ chế hoạt động là làm bong lớp thượng bì và đưa oxy vào nang mụn. Khi vi khuẩn P. acnes tiếp xúc với oxy, vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa và tiêu diệt.
Cách sử dụng: Chấm trực tiếp thuốc lên nốt mụn 2 lần/ngày (lưu ý tránh để thuốc tiếp xúc với quần áo vì thuốc có thể làm bạc màu quần áo và vải vóc).
Thuốc kháng sinh được dùng rất phổ biến trong điều trị dị ứng mỹ phẩm và da mặt nổi mụn, đặc biệt là trường hợp tổn thương da có bội nhiễm và sưng nhẹ.
Các loại thuốc bôi kháng sinh có thể tham khảo:
Cách sử dụng: Bôi thuốc 2 lần/ngày trong khoảng 3 – 7 ngày (thời gian đầu dùng thuốc da có thể khô và bong tróc).
Trường hợp dị ứng mỹ phẩm gây viêm da tiếp xúc thì thuốc bôi chứa corticoid sẽ được chỉ định dùng vì tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh, giúp cải thiện một số triệu chứng trên da như sưng đỏ, nổi sẩn và ngứa ngáy.
Cơ chế hoạt động của corticoid là ức chế miễn dịch tại vùng da được sử dụng. Trường hợp tổn thương da có nhiễm khuẩn (mụn trứng cá), bệnh nhân có thể dùng kem bôi kết hợp corticoid và hoạt chất kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bùng phát mạnh.
Một số loại thuốc corticoid tham khảo: Flucinar, Dermovat và Eumovate… Tuy nhiên, lưu ý là thuốc chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn bởi tác dụng phụ có thể gây mỏng da, giãn mao mạch, giảm sức đề kháng của da và gây bệnh dày sừng nang lông.
Ngoài thuốc bôi, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc uống trong điều trị dị ứng mỹ phẩm nặng mới có thể khắc phục được triệu chứng. Hiện nay, để chữa dị ứng mỹ phẩm, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chữa trị bằng các loại thuốc uống Tây y hoặc Đông y.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc uống Tây y để ngăn ngừa dị ứng ảnh hưởng đến các vùng da khác, bao gồm:
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là loại thuốc kháng dị ứng được dùng phổ biến nhất hiện nay, công dụng là ngăn ngừa phản ứng giải phóng histamin và các chất hóa học dưới da. Từ đó, tình trạng da bị ban đỏ, nổi mề đay, sưng và ngứa ngáy cũng dần biến mất.
Những loại thuốc kháng dị ứng phổ biến như: Claritin, Celestamine, Cezil, Peritol, Pipolphen, Semprex… Tuy nhiên, để biết dị ứng mỹ phẩm uống thuốc gì phù hợp nhất với mức độ bệnh, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc uống kết hợp
Ngoài thuốc kháng histamin, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
Một số trường hợp dị ứng mỹ phẩm ngoài thuốc uống còn kết hợp dùng thêm thuốc bôi chữa dị ứng, chẳng hạn như Dermovat, Flucinar, Eumovate, hydrocortisone, calamine…
Uống bổ sung các loại vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng mà còn giúp làm lành các vết thương trên da, làm xẹp các đốm mụn viêm, mờ sẹo, giảm thâm, giảm ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không sử dụng vitamin C trong thời gian dài vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bên cạnh đó, nhớ uống nhiều nước trong suốt thời gian bổ sung vitamin C.
Ngoài thuốc Tây y, các bài thuốc uống Đông y cũng mang lại tác dụng cải thiện tình trạng da mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi sần,… Đa số thảo dược thiên nhiên dùng trong bài thuốc Đông y đều lành tính, dược tính cao nên phù hợp nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh nhân cần kiên trì khi áp dụng bài thuốc Đông y bởi tác dụng của nó không thể đến nhanh như thuốc Tây được.
Đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: "Dị ứng mỹ phẩm nên bôi thuốc gì?". Có thể nói, dị ứng mỹ phẩm hiện nay đã trở thành bệnh da liễu khá phổ biến. Tùy theo mức độ bệnh, nếu chăm sóc đúng cách bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề dị ứng da.
Trong quá trình điều trị dị ứng mỹ phẩm, bạn cần lưu ý các vấn đề như sau:
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.