Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị loãng xương nặng: Người bệnh cần lưu ý điều gì?

Ngày 11/09/2022
Kích thước chữ

Điều trị loãng xương nặng sau khi phát hiện có thể kịp thời ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm của xương. Vì bệnh không có dấu hiệu rõ ràng mà “âm thầm” phát triển trong thời gian dài, do đó mọi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ.

Độ tuổi càng cao càng có nguy cơ loãng xương, đặc biệt phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh lại có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới cùng độ tuổi. Lúc này do có nhiều biến đổi hormone nên sẽ gây ra rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương. Vậy loãng xương có bao nhiêu giai đoạn?

Loãng xương có dấu hiệu như thế nào?

Người bệnh sẽ khó biết được mình bắt đầu loãng xương từ khi nào cho đến khi thường xuyên xuất hiện các sang chấn như va đập hay té ngã. Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương bao gồm:

  • Đau nhức vùng xương: Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đã mắc chứng loãng xương khi có cảm giác đau nhức toàn thân như kim chích.
  • Xương bị giảm mật độ xương: Người bệnh thường có các cơn đau lưng cấp, dáng bị lom khom, gù lưng khi xương bị xẹp hoặc hãy lún.
  • Đau vùng thắt lưng, cột sống hoặc 2 bên sườn: Các cơn đau xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế như cúi gập, xoay người hoặc vận động mạnh.
  • Đau vùng xương chịu trọng lực cơ thể: Các cơn đau tái phát nhiều lần sau chấn thương. Người bệnh thường bị đau âm ỉ kéo dài tại các vị trí xương cột sống, xương hông, xương chậu, xương đầu gối.
Điều trị loãng xương nặng: Người bệnh cần lưu ý điều gì? 1 Sự khác biệt trong cấu trúc xương trước và sau khi loãng xương.

Bên cạnh 4 dấu hiệu loãng xương trên thì tình trạng suy giảm mật độ xương ở người lớn tuổi còn kèm theo nhiều dấu hiệu khác như cao huyết áp, giãn tĩnh mạch,…

Loãng xương được chia thành mấy loại?

Dựa theo các dấu hiệu trên, loãng xương được chia thành 2 loại: Nguyên phát và thứ phát.

Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát là loãng xương do tuổi tác, gặp nhiều nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh. Do quá trình lão hóa gây ra tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương. Trong đó, loãng xương nguyên phát được phân thành 2 nhóm:

Loãng xương sau mãn kinh (LX tuýp 1): Xảy ra do tình trạng rối loạn nội tiết tố Estrogen bên cạnh sự suy giảm hormone tuyến cận giáp trạng và hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D'1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương.

Loãng xương tuổi già (LX tuýp 2): Xuất hiện ở cả nam và nữ giới trên 70 tuổi do tình trạng mất cân bằng tạo xương, giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát gây ra mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp và xương đặc.

Loãng xương thứ phát

Là loãng xương do ảnh hưởng của một số bệnh mãn tính liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc. Các bệnh có thể dẫn đến loãng xương thứ phát có thể kể đến như: Bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa, bệnh khớp, ung thư, di truyền,… Và một số trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài.

Cách điều trị loãng xương nặng

Các nhóm thuốc làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương, chuyên điều trị loãng xương nặng có thể kể đến như sau:

Nhóm Cholecalciferol (Vitamin D3)

Điều trị loãng xương nặng: Người bệnh cần lưu ý điều gì? 2 Công dụng của Vitamin D3 (Cholecalciferol) là gì?

Tác dụng phụ của nhóm Cholecalciferol chủ yếu là gây kích ứng đường tiêu hóa như loét dạ dày, khó nuốt, viêm thực quản,… Cần bổ sung đầy đủ nước, canxi và vitamin D trước khi sử dụng. Có thể dùng acetaminophen (paracetamol) để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền thuốc như đau đầu, sốt,…

Được khuyến khích uống buổi sáng trước khi ăn, một tuần uống một lần, uống kèm nhiều nước. Sau uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút.

Nhóm Bisphosphonate

Nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng cho các bệnh lý loãng xương của người già, phụ nữ tiền mãn kinh do corticosteroid.

Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), suy thận với mức lọc cầu thận (GFR) < 35ml/phút. Alendronate 70mg hoặc Alendronate 70mg.

Nhóm Calcitonin (chiết xuất cá hồi)

Điều trị loãng xương nặng: Người bệnh cần lưu ý điều gì? 3 Sử dụng nhóm Calcitonin sao cho hiệu quả?


Sử dụng bằng cách tiêm dưới da hoặc xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày trong trường hợp mới gãy xương. Lưu ý khi bệnh nhân giảm đau cần ngưng thuốc và điều trị tiếp bằng nhóm Bisphosphonat (uống hoặc truyền tĩnh mạch).

Nhóm các chất giống hormone

Thường được khuyến cáo dùng cho phụ nữ có nguy cơ cao bệnh loãng xương để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Nội tiết tố Estrogen cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim, cải thiện chức năng nhận thức, và cải thiện chức năng tiết niệu.

Lưu ý: Cần có sự thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Điều trị loãng xương nặng là một quá trình cần thời gian và chi phí để tình hình bệnh khả quan hơn. Để kịp thời phát hiện bệnh trước diễn biến nguy hiểm, mọi người cần xét nghiệm đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra sức khỏe xương khớp. Điều quan trọng tiếp theo là bệnh nhân cần có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hướng điều trị nào.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.