Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có 4 giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng của mỗi người từ lúc sinh ra tới trưởng thành là: bào thai, 0-3 tuổi, 3-13 tuổi và độ tuổi dậy thì. Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ tốt nhất và thể hiện ra ngoại hình nhiều nhất là từ 0-3 tuổi.
Nếu bạn muốn đạt chiều cao tối đa cần nắm rõ độ tuổi phát triển chiều cao của nữ và nam để có chế độ ăn uống phù hợp, sống khoa học cùng có các bài tập kích thích cơ xương phát triển cũng như các nguy cơ gây hại nên tránh xa.
Chiều cao của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh từ trong bụng mẹ. Độ tuổi phát triển chiều cao của nữ và độ tuổi phát triển chiều cao của nam là kể từ tháng thứ 4, hệ xương của trẻ bắt đầu hình thành và dài ra nhanh chóng. Chính vì vậy, muộn nhất vào thời điểm này mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, tắm nắng thường xuyên để hỗ trợ khả năng tăng chiều cao cho trẻ ngay từ khi còn là bào thai.
Nếu thời gian này mẹ ăn ngủ tốt, tinh thần thoải mái, tăng khoảng 8 đến 15kg thì con sinh ra có thể đạt chiều cao là 50cm và trưởng thành trẻ sẽ cao khoảng 170cm.
Từ 0 đến 3 tuổi là một trong 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao hiệu quả nhất, độ tuổi phát triển chiều cao của nữ lúc này có tốc độ tăng trưởng phát triển vượt bật.
Trẻ có thể tăng chiều cao thêm 25cm nếu được chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong năm đầu tiên, mỗi năm tiếp theo trẻ sẽ tăng thêm 10cm. Chiều cao của trẻ trong giai đoạn này chiềm khoảng 60% chiều cao của trẻ đạt được trong tương lai nằm ở mức 45cm.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu thế nên trong giai đoạn này mẹ nên tạo cho bé một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích. Kèm theo đó bố mẹ nên cho trẻ làm quen với một số môn thể thao, một số bài tập với chế độ hợp lý để kích thích chiều cao của trẻ phát triển vượt trội hơn.
Ở độ tuổi phát triển chiều cao của nữ bố mẹ cần thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho trẻ phát triển chiều cao như: Canxi nano, Kẽm Nano, Vitamin D và các dưỡng chất khác....
Lưu ý: Ở giai đoạn độ tuổi phát triển chiều cao của nữ này bố mẹ cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ từng tháng để có phương án kịp thời nếu con có vấn đề về sức khỏe.
Sức đề kháng ở thời điểm này của trẻ còn yếu nên bố mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt và các bệnh liên quan đến sức khỏe khác. Từ đó con mới có điều kiện tốt nhất để hấp thụ các chất dưỡng chất được bổ sung.
Ở độ tuổi phát triển chiều cao của nữ lúc này vẫn tiếp tục tăng lên, tuy nhiên nó tăng nhanh hơn nam và chậm hơn những năm trước. Tăng chiều cao thêm khoảng 6 đến 7cm là chỉ số trung bình ở giai đoạn này. Đây có thể gọi là bước đệm chuẩn bị cho bước ngoặt lớn khi con bước vào độ tuổi dậy thì với chiều cao phát triển tốc độ mạnh mẽ.
Con trai có tuổi dậy thì muộn hơn con gái, thường bắt đầu từ 13 đến 18 tuổi.
Tuy nhiên, chiều cao của con sẽ không tăng đều trong những năm này, sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 đến 12cm. Vì vậy, trong suốt những này cha mẹ cần chú trọng đến độ tuổi phát triển chiều cao của nữ và nam để có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng như khuyến khích trẻ vận động để đạt được chiều cao tối đa.
Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất như Canxi, Vitamin D và K thì ở giai đoạn này mẹ cũng chú ý các vi khoáng như Chondroitin, DHA sẽ giúp các lớp sụn xương tiếp hợp phát triển, tăng khối lượng xương và phát triển trí não.
Sau độ tuổi dậy thì, cơ thể chúng ta vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện, với nam thì 25 tuổi chiều cao sẽ không phát triển nữa. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý độ tuổi tăng chiều cao của nam để có cách tăng chiều cao tuổi dậy thì, những biện pháp hỗ trợ tốt nhất và chuẩn bị những kiến thức căn bản để con được cao lớn và khỏe mạnh nhé.
Sau nhiều cuộc nghiên cứu, giới khoa học đã đồng lòng bác bỏ quan điểm “bi quan” đến năm 18 tuổi thì độ tuổi phát triển chiều cao của nữ sẽ ngừng còn con trai thì may mắn hơn một tí đến năm 20 tuổi. Đây là một tương lai tươi sáng cho những bạn muốn cải thiện chiều cao của mình.
Về mặt sinh lý thì tới khoảng 21 tuổi thì các xương bắt đầu gắn kết chặt lại với nhau nhưng không có nghĩa là chiều cao chúng ta không còn cơ hội phát triển. Thực tế, chiều cao vẫn được các hormon tăng trưởng điều chỉnh qua các yếu tố dinh dưỡng, vận động và môi trường sống cũng đóng góp tương đối vào quá trình này.
Theo các nhà khoa học, khi bạn qua tuổi 21 và nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormon tăng trưởng chiều cao, thì bạn vẫn cứ cao lên vài cm nữa. Tùy cơ địa, cơ thể mỗi người mỗi khác cũng như sự ổn định hormon ở mỗi người cho nên có những người vừa dậy thì xong, chưa 18 tuổi đã ngừng phát triển chiều cao nhưng cũng có những người vẫn cứ cao thêm chút ít mỗi năm đến tận lúc 22, 23 tuổi.
Bản thân chúng ta ai cũng mong muốn có được chiều cao lý tưởng, nhưng lại mơ hồ không biết độ tuổi phát triển chiều cao của nữ và nam thế nào thì qua bài viết chúng ta đã nắm được độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữa rồi nhé.
Thanh Hoa
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.