Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh là một trong các loại bệnh phổ biến. Bệnh gây ra nhiều biến chứng và có diễn biến phức tạp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về viêm phổi hít để sức khỏe các bé được đảm bảo nhé!
Viêm phổi hít khi mới bắt đầu khởi phát thường không có dấu hiệu rõ ràng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng không hề dễ dàng.
Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh còn có các tên gọi khác như viêm phổi kỵ khí, viêm phổi sặc, viêm phổi do rối loạn nuốt,... Bệnh xảy ra khi trẻ hít phải vật chất lạ như nước bọt, chất nôn, thức ăn, phân su,... vào bên trong phổi, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh viêm phổi hít sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, viêm hệ thống hô hấp hay tắc nghẽn và viêm phế quản cấp tính.
Viêm phổi hít thường xảy ra ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt là trẻ sơ sinh, vì lúc này sức đề kháng cũng như các cơ quan của cơ thể còn rất yếu, chưa hoàn thiện để có thể tiêu diệt các mầm mống gây bệnh.
Nguyên do của bệnh viêm phổi hít ở trẻ thường do các loại vi khuẩn, virus như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Bệnh có thể có từ trước, trong hoặc sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu nhẹ, khó nhận biết như:
Đối với trường hợp viêm phổi hít do phân su gây nên ở trẻ sơ sinh rất khó phân biệt với viêm phổi thông thường do vi khuẩn. Các bác sĩ có thể sẽ phải cấy máu và hút dịch khí quản để chẩn đoán ra bệnh.
Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt
Viêm phổi hít ở trẻ nếu không được hỗ trợ điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý các biểu hiện của trẻ, phát hiện các dấu hiệu phát bệnh từ sớm để kịp thời đưa trẻ đến nơi thăm khám và điều trị.
Khi nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu mắc viêm phổi hít, bác sĩ có thể cho chụp X-quang phổi kèm theo một số xét nghiệm khác như:
Có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi hít ở trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ chính là yếu tố được chứng minh giúp trẻ sơ sinh gia tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất, giảm khả năng mắc các loại bệnh trong đó có viêm phổi hít.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo không gian sống trong sạch, không khói bụi, hóa chất độc hại, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ giúp diệt trừ nơi sống của các loại nấm, vi khuẩn, kí sinh,...
Những bà mẹ trong thời kỳ thai phụ nên đặc biệt chú ý quản lý thai nghén tốt, chăm sóc sản khoa, giảm tỷ lệ sinh thai già để ngăn ngừa bệnh viêm phổi hít do phân su.
Các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ em tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết khi đã đủ tuổi. Đây cũng là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả. Một số loại vacxin phòng các loại bệnh viêm phổi như: Vắc xin Synflorix, Prevenar-13 của Bỉ, vắc xin 6 trong 1 Hexaxim hay vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp.
Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh có diễn biến nhanh và phức tạp. Vì vậy cần chú ý quan sát biểu hiện, hoạt động thường ngày của các bé để có thể thăm khám và điều trị ở các cơ sở y tế kịp thời.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp