Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện hơn và mức độ nguy hiểm nhiều hơn do sức khỏe và sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nắm vững kiến thức về bệnh viêm phổi để có thể nhận biết kịp thời và đưa trẻ đi khám.
Viêm phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong không phải thấp, do đó ba mẹ và người chăm sóc trẻ nên tìm hiểu các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh để có thể phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn như Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm gây ra. Nhiễm trùng phổi có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh ngay lập tức do quá trình sinh hít phải nước ối bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết từ đường sinh dục của người mẹ. Trong khi đỡ đẻ, trẻ không được thực hiện vô trùng rất dễ bị lây nhiễm từ dụng cụ và môi trường. Ngoài ra ở trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân do phản xạ thực quản chưa hoàn thiện, cơ vận động không đều nên thường xuyên bị trào ngược dạ dày. Nếu trẻ bú mẹ thường xuyên bị nôn trớ và sữa vô tình bị hít vào phổi sẽ dẫn đến các triệu chứng như khó thở, thở gấp, tím tái, càng hít nhiều sữa càng dễ gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, nhiễm trùng dây rốn,... đều có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng, có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng, thường gặp nhất là viêm phổi do virus như virus hợp bào hô hấp, virus cúm,… Virus tấn công nhanh chóng từ đường hô hấp trên vào phổi, làm cho các phế nang dần chứa đầy chất nhầy và mủ, gây khó khăn cho quá trình hô hấp và trao đổi oxy.
Trường hợp viêm phổi nhẹ, chức năng hô hấp không bị suy giảm nghiêm trọng nên nhìn chung trẻ không quá mệt mỏi. Một số triệu chứng của bệnh viêm phổi là ho khan, sốt nhẹ, khó thở, thở nhanh và không có dấu hiệu của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.
Tìm hiểu: Adenovirus lây qua đường nào
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh nặng có dấu hiệu như sau:
Dấu hiệu nhận biết viêm phổi nặng: Ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau:
Các triệu chứng rối loạn chức năng hô hấp là nghiêm trọng nhất trong dạng viêm phổi nặng này. Vì vậy, cần lưu ý các triệu chứng để đưa trẻ đi cấp cứu và cho thở oxy hỗ trợ nếu cần thiết.
Một số trẻ sơ sinh đôi khi không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi. Nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc trẻ không thể biểu hiện tình trạng đúng cách. Ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em: Lừ đừ, nôn trớ, ợ hơi, quấy khóc bất thường, da xanh xao,…
Không giống với dấu hiệu viêm phổi ở trẻ lớn hơn như sốt cao, ho, thở có tiếng rít. Ở trẻ sơ sinh, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện nên các triệu chứng lâm sàng thường khó nhận biết nên dễ bị bỏ qua. Các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng, chẳng hạn như:
Khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, bệnh đã có thể nghiêm trọng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, hôn mê, bú kém hoặc bỏ bú, nôn trớ, đầy hơi, khó thở, tức ngực, tím tái,… Bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn so với trẻ lớn. Trên thực tế, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện để khám dù không bị sốt, không ho nhiều, nhưng bệnh đã biến chứng viêm phổi rất nặng. Vì vậy, ba mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý đến tình trạng để nhận biết những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh sớm, nếu trẻ sốt, bỏ bú, thở gấp,... cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo các bà mẹ nên dùng cách hít thở nước ấm kết hợp với vỗ vào ngực để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Cách làm rất đơn giản: Cho trẻ hít hơi nước trong khoảng 10 phút, mẹ nắm tay lại và vỗ nhẹ vào lồng ngực trẻ, tập trung vào khu vực được chẩn đoán là bị viêm phổi. Nên thực hiện liên tục phương pháp này từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. Các mẹ lưu ý rằng phản xạ ho có thể nhanh chóng giúp trẻ tống đờm ra ngoài. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ uống thuốc trị ho, trừ trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý giữ vệ sinh để tránh lây lan vi khuẩn, virus đường hô hấp. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ăn, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh. Mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ tư vấn tiêm loại vắc xin phòng ngừa phù hợp với độ tuổi. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi là vấn đề rất nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức, nếu không có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường rất mơ hồ, do đó ba mẹ phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị của chuyên gia y tế. Do đó nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ, hay có dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.