Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi ung thư lan tới các vùng khác của cơ thể cách xa vùng xuất hiện ban đầu, các bác sĩ gọi đó là ung thư di căn hay ung thư giai đoạn 4. Đôi khi, từ “ung thư tiến triển” được dùng để chỉ ung thư di căn.
Cách gọi ung thư di căn dễ gây hiểu lầm trong một số trường hợp. Thuật ngữ di căn được dùng cho khối u nguyên phát. Ví dụ như ung thư vú di căn tới xương thì không gọi là ung thư xương, mà gọi là ung thư vú di căn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn ung thư di căn với “ung thư tiến triển tại chỗ”, tức tình trạng các tế bào ung thư phát triển lan tới các mô và vùng gần đó hoặc hạch bạch huyết chứ chưa di căn toàn thân.
Trước đây, nhiều người không thể kéo dài thời gian sống khi khối u đã di căn. Ngày nay, dù y học đã phát triển và có nhiều liệu pháp điều trị tốt hơn, khả năng chữa khỏi hay hồi phục của các bệnh nhân vẫn chưa cao. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn thường điều trị ung thư di căn dù không thể chữa khỏi chúng. Một cuộc sống có chất lượng tốt trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm cho các bệnh nhân này là điều có thể đạt tới.
Cách điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, các lựa chọn điều trị hiện có và mong muốn của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, cách điều trị cũng phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, liệu pháp bệnh nhân đã dùng trước đó và nhiều yếu tố khác. Phương thức điều trị cho bệnh nhân giai đoạn di căn bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp sinh học, liệu pháp miễn dịch và xạ trị.
Đối với nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư, mục tiêu điều trị là cố gắng chữa khỏi bệnh, tức tiêu diệt hoàn toàn khối u và không bị tái phát. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư đã di căn, việc chữa khỏi hoàn toàn thường không còn khả thi và không là một mục tiêu thực tế. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ xem mục tiêu điều trị có phải là để chữa khỏi bệnh hay không.
Mục tiêu điều trị ở giai đoạn ung thư di căn thường là để giúp bệnh nhân sống tốt nhất có thể trong thời gian dài nhất có thể. Nên nhớ rằng vẫn có thể hi vọng vào những phép màu và đừng bao giờ nói “không bao giờ” hoặc “luôn luôn thế”. Cụ thể hơn, mục tiêu này có thể được chia làm bốn phần:
Mỗi bệnh nhân có thể xem trọng một số mục tiêu khác nhau và vì thế sẽ có lựa chọn khác nhau. Việc bệnh nhân trao đổi với bác sĩ về mong muốn và nguyện vọng của mình là rất quan trọng. Việc điều trị ung thư di căn có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn và cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong quá trình điều trị ung thư di căn, tình trạng của bệnh nhân có thể giống như những người đang chữa bệnh mạn tính. Ví dụ điển hình của bệnh mạn tính là bệnh tiểu đường, bệnh suy tim và bệnh đa xơ cứng... Các bác sĩ có thể điều trị các bệnh này nhưng không thể chữa khỏi.
Việc chung sống với ung thư thực sự rất khó khăn. Các thử thách cũng khác nhau tùy vào hoàn cảnh mỗi người, nhưng thường là:
Để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình, bệnh nhân có thể tìm hỏi thêm ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa ung thư khác, được gọi là ý kiến thứ hai. Nhiều bệnh nhân mong muốn và cảm thấy việc hỏi thêm ý kiến như vậy là hữu ích và các bác sĩ cũng khuyến khích điều này.
Các bác sĩ điều trị có thể giúp bạn xử trí các triệu chứng của ung thư hoặc tác dụng phụ ngoại ý của điều trị. Ví dụ nếu bạn đau, cách điều trị có thể là xạ trị làm giảm đau hoặc phẫu thuật để cắt bỏ khối u ở vùng gây đau. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc giảm đau hoặc thuốc chống nôn.
Đối phó với những thay đổi cảm xúc và thách thức trong sinh hoạt hằng ngày là một phần quan trọng khi chung sống với ung thư di căn. Có một số cách có thể giúp ích:
Nói về nỗi sợ hoặc những điều làm bạn bận tâm là rất cần thiết, kể cả khi quá trình điều trị đang tiến triển tốt. Hãy trao đổi với các bác sĩ và nhóm chăm sóc về những gì bạn cảm nhận. Có rất nhiều người đã chung sống nhiều năm với ung thư di căn. Bác sĩ có thể giúp bạn có chất lượng cuộc sống tốt nhất trong suốt thời gian đó. Bệnh viện và các trung tâm y tế có thể hỗ trợ bạn và gia đình.
Các thành viên yêu quý trong gia đình bạn cũng cần giúp đỡ để thích nghi. Có người thân hoặc bạn bè mắc ung thư di căn là một thử thách lớn, đặc biệt là đối với những người thường xuyên chăm sóc bệnh nhân. Người chăm bệnh có thể tìm kiếm hỗ trợ và các bác sĩ có thể đề xướng cách giúp đỡ phù hợp.
Có rất nhiều người đã chung sống nhiều năm với ung thư di căn, vì vậy các mục tiêu điều trị thường hướng đến cuộc sống tốt đẹp và kéo dài thời gian sống lâu nhất cho bệnh nhân. Người bệnh và người thân hãy chuẩn bị tinh thần lạc quan cho hành trình này, tham vấn chuyên gia chăm sóc và tâm lý nếu bạn cần nhé.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.