Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo được coi là một cách an toàn để giúp kiểm soát đường máu cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là những đường dành cho người bệnh
Hiện nay có 6 loại đường dành cho người bệnh tiểu đường đó là đường Saccharin, đường nhân tạo Aspartame, Sucralose, đường Acesulfame K, Neotame và đường nhân tạo Stevia được cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và công nhận.
Vậy, muốn mua đường dành cho người tiểu đường ở đâu? Mọi thông tin sẽ được chia sẻ chi tiết trong quá trình phân tích mỗi loại đường.
Đường sucralose – một chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng
Ngọt hơn đường ăn thông thường gấp 600 lần, đường sucralose – một chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng được bán trên thị trường với nhiều tên thương mại khác nhau như: Splenda, Cukren, Nevella và SucraPlus. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng.
Tuy ngọt hơn đường ăn, nhưng sucralose lại không tác động đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, loại đường này chỉ được cơ thể hấp thu rất ít. Vì thế đây là loại đường dành cho người tiểu đường lý tưởng mà bệnh nhân nên tham khảo.
Saccharin – chất tạo ngọt nhân tạo. Saccharin không chứa calo và ngọt hơn đường khoảng 300 – 500 lần. Mặc dù có thể là sự lựa chọn thay thế đường cho người bệnh tiểu đường, nhưng saccharin nên được sử dụng trong chừng mực bởi có thể dẫn đến tăng cân.
Nguyên nhân là do khi cơ thể không nhận đủ năng lượng, ngay lập tức não bộ sẽ hiểu rằng phải tích cực tìm kiếm năng lượng từ nguồn khác, điều này có thể dẫn tới sự thèm ăn, từ đó gây tăng cân. Đây là một bất lợi đối với người bệnh tiểu đường.
Saccharin – chất tạo ngọt nhân tạo
Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng, ngọt hơn gấp 200 lần so với đường. Aspartame vẫn chứa một lượng calo mặc dù rất ít. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã xem xét các nghiên cứu khoa học liên quan đến aspartame và kết luận rằng loại chất tạo ngọt này an toàn cho con người.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy aspartame có thể gây tác dụng phụ tiêu cực, bao gồm chứng đau nửa đầu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch và ung thư vú.
Đường ăn kiêng Stevia là “lính mới” trong dòng sản phẩm thay thế đường dành cho người bệnh tiểu đường, được tạo ra từ lá của cây stevia có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Truvia và Pure Via là các tên thương hiệu của chất tạo ngọt stevia, không chứa calo và được chứng minh là có ít hoặc không gây ảnh hưởng tới đường huyết.
Vì thế, stevia là sản phẩm thay thế đường tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường. FDA đã phê chuẩn việc sử dụng chiết xuất stevia, thừa nhận nó an toàn.
Đường năng lượng thấp có chứa lượng nhỏ carbohydrate
Đường năng lượng thấp, hay polyols, có nguồn gốc từ chất xơ tự nhiên trong trái cây và rau quả. Đường năng lượng thấp có chứa lượng nhỏ carbohydrate nên được gọi là chất ngọt dinh dưỡng và cũng có một số ảnh hưởng tới đường huyết.
Mặc dù đường năng lượng thấp tương đối ít calo, nhưng có thể gây khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và đau đầu. Vì vậy, người bệnh nên dùng thử một lượng nhỏ trước khi kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ về đường năng lượng thấp bao gồm sorbitol, mannitol và xylitol.
Carbohydrate trong đường năng lượng thấp không được hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi đường huyết thường xuyên nếu sử dụng các sản phẩm này. Hãy nhớ rằng, thực phẩm không chứa đường không đồng nghĩa với không chứa calo hoặc carbohydrate.
Đường dành cho người bệnh tiểu đường Neotame được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và một số nước phương tây. Không chỉ riêng những người bị tiểu đường mà những người có sức khỏe bình thường cũng rất ưa chuộng loại đường này.
Neotame có hàm lượng đường cao gấp 8.000 lần so với đường thông thường. Được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn và pha chế đồ uống.
Người bị tiểu đường có thể thưởng thức vị ngọt bằng đường ăn kiêng thay thế. Do đó khi mua đường dành cho người bệnh tiểu đường cần có sự lựa chọn thích hợp và xem sản phẩm thuộc loại nào (saccharin, aspartame, isomalt hay Sucralose) để tiện cho pha chế và sử dụng lâu dài một cách an toàn.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.