Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đường là thực phẩm yêu thích của nhiều người do nó mang lại cảm giác thỏa mãn tạm thời về mặt tinh thần. Thế nhưng, đường lại là một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer.
Đường luôn là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình bởi nó mang lại vị ngọt giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu tạm thời. Thế nhưng, dù là người khỏe mạnh, tiêu thụ nhiều đường cũng gây ra tác hại đáng kể. Đặc biệt, nghiên cứu gần đây cho biết tiêu thụ nhiều đường làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer. Mặc dù bạn không muốn tin nhưng các nhà nghiên cứu đang cảnh báo về mối liên hệ đáng lo ngại này. Vì vậy, bài viết này giúp các bạn hiểu tại sao đường làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer.
Lượng đường cao và lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc các loại chứng mất trí nhớ khác.
Một nghiên cứu năm 2022 với 37.689 người đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng đường cao và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên ở phụ nữ.
Những người tiêu thụ khoảng 10 gam (2,4 thìa cà phê) đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Lactose, loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, có mối liên hệ chặt chẽ nhất với bệnh Alzheimer trong số các loại đường được nghiên cứu.
Một nghiên cứu năm 2022 với 4.932 người cho thấy mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer, lượng đường trong máu cao và cholesterol cao có thể bắt đầu ngay từ tuổi 35. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia trong nhiều thập kỷ. Họ phát hiện ra rằng việc kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường trong máu sớm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sau này.
Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của các mảng amyloid trong não, một đặc điểm nổi bật của bệnh Alzheimer. Nguy cơ này có thể bắt đầu ở những người trẻ tuổi thay vì những người ở tuổi trung niên - tức là, ở bất kỳ lứa tuổi nào, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer do tiêu thụ nhiều đường là giống nhau.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi lượng đường trong máu lúc đói tăng lên, con người phát triển nhiều dấu hiệu hình ảnh não hơn về sự suy giảm nhận thức, bất kể trọng lượng cơ thể và sự khác biệt về insulin.
Ăn quá nhiều đường, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, có thể đẩy nhanh quá trình phát triển chứng mất trí nhớ. Điều đó có nghĩa là các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn.
Các triệu chứng bao gồm:
Mặc dù đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng, nhưng đường cũng giúp ích cho người mắc bệnh này. Một số người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sau có thể mất cảm giác ngon miệng, khiến họ khó có được dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe. Theo đó, thêm một chút đường khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng dễ gặp phải tình trạng tinh thần sa sút do các triệu chứng bệnh gây nên. Do vậy, họ coi đường như một liều thuốc giúp tinh thần tốt hơn. Tuy nhiên, việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng lượng đường thích hợp.
Một cách thực tế để giảm lượng đường là hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có đường. Các cách khác để giảm lượng đường trong chế độ ăn uống bao gồm:
Như vậy, mặc dù đường có thể là thực phẩm yêu thích của nhiều người nhưng chúng ta cần thận trọng với việc tiêu thụ đường. Bất kể bạn khỏe mạnh hay không mắc bệnh Alzheimer, tiêu thụ nhiều đường luôn gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, hay cố gắng cắt giảm lượng đường tiêu thụ để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại bệnh khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.