Long Châu

Eos là gì và ý nghĩa của chỉ số Eos

Ngày 31/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngày nay các dịch vụ khám sức khỏe ngày càng được nâng cao và tăng nhiều chỉ tiêu khám. trong đó có chỉ tiêu Eos. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của Eos là gì? Eos là một loại xét nghiệm máu cơ bản trong khám sức khỏe thông thường, chỉ ra số lượng bạch cầu ái toan có trong cơ thể.

Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe thấy kết quả xét nghiệm máu có chỉ số Eos cao quá mức quy định, nhưng lại không biết Eos là gì? Chỉ số nào biếu thị cho tình trạng sức khỏe như thế nào? Hãy cũng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số Eos qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiếu chung về Eos

Eos (Eosinophil -) là tên viết tắt của bạch cầu ái toan, đây một loại tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể và gây ra các phản ứng dị ứng để chống lại các loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác nhau. Hạn chế các bệnh viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể.

Eos có giá trị bình thường là nhỏ hơn 5% hoặc  dưới 300 tế bào/mm3. Khi chỉ số Eos này tăng cao ( lớn hơn 5%, hoặc trên 300 tế bào/mm3) người bệnh cần chú ý có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

Tìm hiểu về Eos

 Eos là một loại xét nghiệm máu cơ bản trong khám sức khỏe thông thường

Trong cơ thể chúng ta bạch cầu ái toan cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh học. Do đó, chỉ số Eos bất thường cũng có thể biết được những rối loạn liên quan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh lý gây tăng hoặc giảm chỉ số Eos bất thường cần dựa trên nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác. Chỉ số Eos bất thường do rất nhiều bệnh lý và nguyên nhân nên không thể kết luận chính xác tình trạng mà người bệnh gặp phải.

Xét nghiệm Eos là gì?

Các tế bào bạch cầu rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Mỗi tế bào bạch cầu tồn tại khoảng 3 đến 4 ngày sau đó được thay thế. Nồng độ tế bào bạch cầu là một chỉ số quan trọng để biết một người có đang mắc bệnh hay không. Bởi vì khi sức khỏe có vấn đề do những bệnh lý, để chống lại nhiễm trùng cơ thể sẽ tạo ra nhiều bạch cầu.

Xét nghiệm Eos để đo số lượng bạch cầu ái toan (eosinophils) trong cơ thể. Bạch cầu ái toan có chức năng đáp ứng lại với tình trạng dị ứng và các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của người bệnh để đưa đến phòng xét nghiệm phân tích làm xét nghiệm Eos. Chỉ số này có thể không chính xác nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị làm tăng số lượng bạch cầu ái toan như: Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc interferon điều trị nhiễm trùng, nhuận tràng hoặc thuốc gây chán ăn.

Các nguyên nhân làm tăng chỉ số Eos 

Khi có kết quả chỉ số Eos có thể kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác, có thể chẩn đoán những nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan như sau:

Nhiễm ký sinh trùng

Nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng cao nồng độ bạch cầu ái toan trong máu một cách bất thường là nhiễm ký sinh trùng. Cần điều trị nhiễm ký sinh trùng để nồng độ Eos trong máu giảm.

Chỉ số Eos tăng

Chỉ số Eos này tăng cao người bệnh cần chú ý có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe

Bệnh dị ứng

Các bệnh nhân mắc bệnh dị ứng, chỉ số Eos trong máu cũng tăng cao: Sốt dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm da, bệnh mề đay mạn tính, bệnh da bọng nước, phù toàn thân, viêm huyết quản dị ứng, hồng ban đa dạng,…

Các bệnh tạo keo

Các bệnh tạo keo như viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì, cũng là nguyên nhân gây tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu hay chỉ số Eos.

Ung thư

Trong bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu với các rối loạn hoạt động sản xuất máu, chỉ số Eos trong máu cũng sẽ tăng cao bất thường.

Bệnh lý đường ruột

Ngoài những nguyên nhân trên, chỉ số Eos trong máu tăng cao có thể do các bệnh đường ruột như bệnh viêm đại tràng xuất tiết, bệnh Crohn,…

Sử dụng thuốc làm tăng Eos

Cần phân biệt chỉ số Eos tăng cao do sử dụng thuốc điều trị hay bệnh lý để chẩn đoán chính xác. Kết quả Eos tăng cao do thuốc sẽ không phản ánh chính xác tình trạng bệnh và khó khăn khi điều trị. Một số loại thuốc có nguy cơ làm tăng Eos trong máu hoặc mô như thuốc thuốc kháng sinh, kháng lao,… Khi dùng các loại thuốc này, nếu có kết quả xét nghiệm máu Eos cao bất thường trong bạn nên báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Trước khi xét nghiệm Eos cần chuẩn bị gì?

Trước khi xét nghiệm, nếu người bệnh đang dùng bất cứ loại thuốc làm loãng máu nào như warfarin (Coumadin) cần thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu ngừng uống một số thuốc nhất định.

Một số loại thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu ái toan là:

  • Thuốc làm cho chán ăn.
  • Interferon (thuốc được sử dụng để giúp điều trị nhiễm trùng).
  • Một số kháng sinh.
  • Thuốc nhuận tràng có chứa thành phần psyllium.
  • Thuốc an thần.

Các chú ý khi đi làm xét nghiệm Eos

Các chú ý khi đi làm xét nghiệm Eos

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Eos là gì?

Chỉ số Eos khi dưới 5% hoặc nhỏ hơn 300 tế bào/mm3 máu là bình thường. Sức khỏe của người bệnh bình thường sẽ không liên quan đến các vấn đề gây tăng bạch cầu ái toan.

Khi kết quả xét nghiệm Eos bất thường, khi chỉ số Eos tăng cao hơn 350 tế bào/mm3 máu. Để chẩn đoán các nguyên nhân gây bệnh cần dựa trên những triệu chứng, tiền sử bệnh và có thể xét nghiệm thêm. 

Ở trường hợp chỉ số Eos thấp có nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu thấp bất thường, nguyên nhân thường do sản xuất cortisol quá mức  hoặc nhiễm độc rượu. Với những bệnh nhân Eos bất thường bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân sẽ kê thuốc hoặc liệu trình điều trị để giảm triệu chứng. Khi bệnh được kiểm soát thì số lượng tế bào máu trắng trở về mức bình thường. 

Chỉ số Eos cao hay thấp nguy hiểm như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ bất thường của chỉ số và nguyên nhân bệnh lý. Bệnh nhân không nên chủ quan mà cần điều trị tích cực, đặc biệt là các bệnh lý phản ứng dị ứng hoặc ký sinh trùng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, không nên chủ quan nếu kết quả xét nghiệm chỉ số Eos của bạn bất thường.

Trên đây là những thông tin y khoa xoay quanh chỉ số Eos là gì và ý nghĩa của nó. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết hữu ích với người đọc đang quan tâm đến những chỉ số xét nghiệm cơ thể!

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm