Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gạo lứt có mấy loại? Cách phân loại gạo lứt

Ngày 13/02/2023
Kích thước chữ

Việc thay đổi chế ăn bằng gạo lứt sẽ giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy trên thị trường hiện nay, gạo lứt có mấy loại? Phân biệt chúng bằng cách nào? Hãy theo dõi nội dung sau đâu để tìm ra đáp án chính xác nhé!

Từ xa xưa, gạo lứt được xem là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích nhờ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hạt gạo có ba thành phần chính, bao gồm: Lớp cám bên ngoài, phôi hạt gạo và phần tinh bột ở trong.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo trắng nhưng vẫn giữ lớp cám ở bên ngoài. Phần này chứa nhiều dưỡng chất nên gạo lứt được nhiều người ưu tiên chọn lựa vì nó lành mạnh hơn so với gạo trắng. 

Gạo lứt có mấy loại? Cách phân loại gạo lứt 1 Gạo lứt được nhiều người ưu tiên chọn lựa vì nó chứa nhiều dưỡng chất hơn so với gạo trắng

Công dụng của gạo lứt là giúp giảm lượng cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các tế bào gây ung thư phát triển. Gạo lứt có tác dụng cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.

Gạo lứt có mấy loại? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người hiện nay. Loại thực phẩm này được phân chia thành: Gạo lứt hữu cơ, gạo lứt huyết rồng, gạo lứt đen, gạo lứt nếp,... Điều này giúp cho thực đơn hằng ngày của chúng ta trở nên phong phú và bắt mắt hơn. 

Gạo lứt có mấy loại?

Đối với gạo lứt, chúng ta có thể dựa theo các tiêu chí phân loại như sau:

Phân loại theo chất gạo

Ở tiêu chí này, gạo lứt được chia thành hai loại đó là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.

Gạo lứt tẻ

Giống như các loại gạo mà chúng ta nấu cơm hằng ngày, chỉ có điểm khác là nó vẫn còn lớp cám màu ngà ở bên ngoài. Gạo lứt tẻ sẽ bao gồm: Gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt dài và gạo lứt hạt vừa.

Khi nấu cơm bằng gạo lứt tẻ, chúng ta cần ngâm gạo trước để rút ngắn thời gian nấu, đồng thời giúp dạ dày tiêu hóa dễ hơn. Hãy vo gạo thật kỹ và đổ nước vào nồi theo tỉ lệ 2:1, sau đó bật chế độ nấu gạo lứt. Cách nấu từng loại cụ thể như sau:

  • Gạo lứt hạt ngắn sẽ có kết cấu khá dính khi nấu chín nên cần được ngâm qua đêm, thời gian nấu khoảng 25 phút là vừa.
  • Gạo lứt hạt vừa thường trông đầy đặn hơn so với loại nhỏ. Khi nấu chín, cơm ẩm và mềm hơn nên sẽ thích hợp để chế biến các món súp hoặc món ăn phụ. Lưu ý, cần phải ngâm gạo ít nhất 4 tiếng, thời gian nấu từ 15 - 20 phút. 
  • Gạo lứt hạt dài là loại thông dụng và quen thuộc nhất đối với các bà nội trợ. Chúng được sử dụng nhiều trong món ăn, nhất là cơm. Gạo lứt hạt dài cần nấu trong khoảng 45 phút.

Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp có nguồn gốc từ nhiều giống nếp khác nhau như: Nếp cái hoa vàng, nếp hương, nếp than, nếp ngỗng,... Gạo thường dẻo, thường được dùng để nấu xôi, chè, làm bánh hoặc nấu rượu.

So với gạo lứt tẻ thì gạo lứt nếp sẽ dẻo và thơm ngon hơn nhiều. Trong đời sống, gạo lứt nếp được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn. Vì vậy, khi ai đó hỏi gạo lứt có mấy loại thì người ta không bao giờ bỏ qua cái tên này.

Phân loại gạo lứt theo màu sắc

Gạo lứt có mấy loại? Gạo lứt thường có ba màu chính đó là đỏ, đen và trắng ngà. Màu sắc của gạo sẽ do lớp cám ở bên ngoài quyết định, cụ thể:

Gạo lứt đỏ

Loại gạo này thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín sẽ khá dẻo. Gạo lứt đỏ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin A, vitamin B1, lipit, chất xơ,... Loại lương thực này rất thích hợp cho người lớn tuổi, những ai thích ăn chay, bệnh nhân đái tháo đường,...

Gạo lứt có mấy loại? Cách phân loại gạo lứt 2 Gạo lứt thích hợp cho người cao tuổi, ăn chay hoặc bệnh nhân đái tháo đường

Khi mua gạo lứt đỏ, chúng ta cần phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng bởi tác dụng của chúng hoàn toàn khác nhau. Gạo lứt đỏ có mức chỉ số đường huyết ở mức trung bình còn gạo huyết rồng lại khá cao nên nó không thích hợp cho những bệnh nhân đang bị tiểu đường.

Gạo lứt trắng

Loại gạo này được sản xuất nhiều nhất, thích hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bên trong gạo lứt trắng rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng.

Gạo lứt đen

Gạo lứt đen có nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất hữu ích cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, gạo lứt đen còn giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa căn bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, đây được xem là loại lương thực vô cùng lành mạnh đối với con người.

Gạo lứt có mấy loại? Cách phân loại gạo lứt 3 Gạo lứt đen có nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất tốt cho sức khỏe

Lớp vỏ gạo lứt đen cung cấp cellulose giúp nhuận trường, tiêu độc, ngăn ngừa các căn bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Còn mầm gạo chứa Gaba có công dụng dẫn truyền kinh mạch, giảm stress, phục hồi trí nhớ trong trường hợp bị bệnh Parkinson,...

Có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau, chúng đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Do đó, các gia đình nên đa dạng hóa loại thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe.

Bài viết này đã phần nào giải đáp thắc mắc gạo lứt có mấy loại cũng như chia sẻ cách nhận biết từng loại gạo lứt thông qua tính chất và màu sắc gạo. Nếu thấy nội dung hay, bạn hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, người thân để họ cùng tham khảo nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin