Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Gợi ý một số món ăn từ gạo lứt huyết rồng

Ngày 28/10/2022
Kích thước chữ

Trên thực tế, mọi người hay nhầm lẫn gạo huyết rồng với gạo lứt thường bởi bề ngoài của chúng khá giống nhau, từ đó dẫn tới hiểu sai công dụng của từng loại gạo. Vậy gạo lứt huyết rồng khác gạo lứt thường như thế nào? Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Gạo lứt huyết rồng (Oryza punctata) hay còn có tên gọi khác là gạo đỏ, có nguồn gốc từ Châu Phi - nơi có khí hậu thất thường và khắc nghiệt. Gạo huyết rồng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2014 và dần trở thành giống lúa truyền thống của vùng Nam Bộ. Đây là một loại gạo có sức sống mãnh liệt, thích ứng với thời tiết tốt, có khả năng chống lại sâu bệnh nên là nguồn lương thực sạch tự nhiên, đồng thời giúp nhà nông kiếm thêm thu nhập mùa lũ.

Phân biệt gạo lứt thường và gạo lứt huyết rồng

Gạo lứt thường mới được xay sơ qua nên chỉ có lớp vỏ trấu bị loại bỏ mà lớp vỏ cám bao bên ngoài vẫn còn khiến chúng có màu nâu. Khi bẻ đôi lõi bên trong hạt gạo là màu trắng, nếu loại bỏ lớp cám này chúng sẽ trở thành gạo mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Phần vỏ cám này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như các loại vitamin, chất xơ và sắt. Trải qua quá trình xay, giã trở thành gạo thường thì chúng mất đi hơn phân nửa các loại vitamin và hầu hết chất xơ.

Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Gợi ý một số món ăn từ gạo lứt huyết rồng 1 Khác biệt giữa gạo lứt huyết rồng và gạo lứt thường

Thực tế phân biệt chúng không khó, bề ngoài của hạt gạo lứt huyết rồng to, mẩy có màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt phần lõi có màu đỏ nhẹ bên trong. Đây là loại gạo mang lại giá trị dinh dưỡng cao hay được sử dụng cho trẻ em nếu biết cách sử dụng. Vì vẻ bề ngoài khá giống nhau và cách chế biến đã khiến một số người dân lầm tưởng giữa gạo lứt và gạo lứt huyết rồng.

Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt huyết rồng

Theo các nghiên cứu Hoa Kỳ, 100g gạo có khoảng 109 calo, thấp hơn so với gạo thường. Khi nấu chín mỗi bát cơm có thể chứa khoảng 53,45 calo là lượng calo khá thấp, hợp cho việc ăn kiêng. Gạo lứt huyết rồng được sử dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc nâng cao sức khỏe và trong cả điều trị bệnh. Chúng chứa hàm lượng dưỡng chất quan trọng gồm:

  • Sắt, kẽm, kali, magie.
  • Carbohydrate.
  • Chất đạm, chất béo.
  • Chất xơ (hàm lượng gấp 2 lần gạo thường).
  • Vitamin B.
  • Vitamin M.
Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Gợi ý một số món ăn từ gạo lứt huyết rồng 2 Gạo lứt huyết rồng có thành phần dinh dưỡng đa dạng

Công dụng của gạo huyết rồng

Với hàm lượng dinh dưỡng lớn đem lại như vậy, càng có nhiều người quan tâm sử dụng đặc biệt là các chuyên gia về dinh dưỡng, sức khỏe vì hàm lượng chất xơ lớn giúp tăng cân ít hơn bởi chúng khiến ta no lâu hơn. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa và magie cũng mang lại lợi ích cho cơ thể, giảm lượng cholesterol; giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, hen suyễn…

Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Gợi ý một số món ăn từ gạo lứt huyết rồng 3 Gạo lứt huyết rồng giúp làm giảm lượng mỡ xấu lưu hành trong cơ thể

Kiểm soát lượng đường huyết

Theo báo cáo từ các nghiên cứu thì gạo huyết rồng có lượng đường huyết là 75,1mg/dl (> 60mg/dl) cao hơn so với quy định. Vì vậy đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và cả người không mắc bệnh, không nên thay thế bằng gạo huyết rồng để sử dụng trong bữa ăn một cách thường xuyên mà cần sử dụng một lượng phù hợp. Nếu sử dụng một cách hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Ngoài ra còn chứa một số thành phần khác giúp giữ lượng đường cân bằng.

Ngăn ngừa bệnh hen suyễn

Chúng có khả năng kiểm soát chức năng hoạt động của phổi bởi hàm lượng magie trong gạo lứt huyết rồng rất phong phú. Vì magie giúp làm giãn các cơ phế bị co thắt quanh đường dẫn khí giúp cải thiện khả năng lưu thông oxy của cơ thể tới khắp các cơ quan khác. Còn có khả năng giảm tình trạng viêm đang diễn ra bên trong đường dẫn khí.

Cải thiện lượng oxy tới các mô

Hàm lượng sắt cao, giúp hình thành nên các tế bào hồng cầu một cách dễ hơn. Khiến cho việc vận chuyển oxy và việc lưu thông oxy của tế bào máu tới các mô, tới các bộ phận trong cơ thể đơn giản hơn. Với một lượng oxy lưu hành trong cơ thể được cải thiện như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy tràn trề năng lượng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Gạo lứt huyết rồng cung cấp lượng xơ gấp hai lần bình thường, chúng sẽ là công cụ kiểm soát lượng calo vào cơ thể, khiến bạn cảm giác no lâu hơn, hạn chế ăn nhiều rất hữu ích cho việc giảm cân và giúp cơ thể dễ dàng đào thải chất độc ra ngoài. Hơn thế, chúng hoạt động như một thuốc nhuận tràng, dễ dàng đại tiện hơn.

Ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch

Việc giữ nguyên phần vỏ cám của hạt gạo có thể dễ dàng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL - Cholesterol) trong máu giúp ngăn ngừa hình thành các mảnh xơ vữa động mạch gây nguy hại cho tim mạch.

Chống loãng xương

Magie cải thiện khả năng hình thành các tế bào xương mới, tăng mật độ canxi trong xương làm giảm nguy cơ gãy xương gây ra do loãng xương. Nếu lượng magie cung cấp không đủ so với nhu cầu của cơ thể, có thể dẫn đến suy giảm quá trình hấp thu canxi khiến thoái hóa khớp thậm chí là gây viêm khớp ở những người trung niên và cao tuổi.

Chống oxy hóa

Chứa hàm lượng vitamin A, B và các dưỡng chất khác mà có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Cách bảo quản gạo lứt huyết rồng đúng cách

Vì phần dinh dưỡng nằm hầu hết ở vỏ vì vậy để làm giảm tiêu hao phần dưỡng chất, ta hạn chế vo gạo nhiều lần. Ngâm nước ấm để gạo mềm hơn trước khi sơ chế rồi sử dụng chính nước đó để nấu chín gạo. Các biện pháp chà, xay xát cho lớp vỏ cám dễ tróc ra đều góp phần làm mất một hàm lượng dưỡng chất nhất định. Gần đây có phương pháp bảo quản là ủ khiến gạo lứt nảy mầm, cách này nếu không hiểu rõ càng khiến vi khuẩn có hại phát triển.

Cách sơ chế gạo huyết rồng

Vì gạo lứt huyết rồng chỉ xay xát qua nên vẫn còn lớp cám nên khá cứng và thời gian cần để gạo chín cũng lâu hơn nhiều gạo thường nếu không sơ chế đúng cách. Lấy một lượng gạo thích hợp, đầu tiên bạn nên ngâm gạo trong khoảng 5 – 6 tiếng sau đó vo gạo thật sạch từ 2 – 3 lần. Lúc này gạo nở ra, mềm hơn và điều này giúp lượng dinh dưỡng trong hạt được đánh thức. Tiếp theo, cho nước vào với tỷ lệ 2 : 1 (2 nước thì 1 gạo), có thể thêm một ít gia vị vào để đậm vị hơn. Cuối cùng, cho gạo vào nồi và nấu chín.

Sau khi gạo chín sẽ cho cơm khô, xốp nhưng rất thơm, ngậy béo. Và khi ta càng nhai lâu càng cảm nhận được vị ngọt, bùi - chính là đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạn có thể ăn kèm với muối vừng và cả đậu phộng mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà khó quên.

Nếu muốn sử dụng gạo lứt huyết rồng thường xuyên thì cần phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ vì chúng chứa nhiều đường, khiến đường huyết cao bất thường. Nếu không sử dụng một cách hợp lý, gạo lứt huyết rồng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch khác. Bạn có thể ăn kèm thêm nhiều rau để trung hòa lượng đường bên trong gạo.

  • Cháo, cơm huyết rồng: Là đặc sản của vùng Đồng Tháp, sau khi ngâm với nước sẽ được trộn cùng với hạt sen và bọc lá sen rồi hấp chín. Có thể ăn cùng với nhiều món khác nhau.
  • Ngũ cốc gạo huyết rồng: Hòa tan một gói ngũ cốc với 120 - 150ml nước rồi khuấy đều. Tuy nhiên cần lưu ý, không lạm dụng và cần phối hợp với chế độ vận động hợp lý; một tuần chỉ sử dụng từ 2 – 3 gói ngũ cốc; kết hợp sử dụng với nhiều loại rau củ hơn.
  • Bánh hay kẹo gạo lứt huyết rồng.
Công dụng của gạo lứt huyết rồng là gì? Gợi ý một số món ăn từ gạo lứt huyết rồng 4 Món cơm huyết rồng là đặc sản của Đồng Tháp

Bài viết trên cung cấp cho độc giả những lưu ý và công dụng mà gạo lứt huyết rồng mang lại. Nhà thuốc Long Châu hy vọng với thông tin hữu ích trên sẽ giúp nâng cao, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của chính bạn. Hãy nấu thử những món ăn mới mẻ này ở nhà nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin