Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ

Sụn tăng trưởng là yếu tố giúp xác định hình dạng và chiều dài trong tương lai của xương trưởng thành. Do đó, gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng chân bị cong vẹo hoặc chiều dài của chân không bằng nhau nên cần được xử lý đúng cách và kịp thời.

Gãy xương ở trẻ em và tổn thương sụn tăng trưởng thường liên quan nhau. Mô xương đang phát triển gần các đầu xương của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi gãy sụn tăng trưởng. Do tình trạng gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, nhất là ở trẻ đang dậy thì nên việc chụp x-quang thường quy để chẩn đoán tổn thương sụn tăng trưởng và việc điều trị cần được tiến hành ngay lập tức.

Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em là gì?

Các sụn tăng trưởng là vùng sụn nằm trong các xương dài của cơ thể, gần các đầu xương lớn, ví dụ như xương đùi, xương bàn tay, xương mác và xương đòn ở cẳng tay. Những sụn tăng trưởng đặc biệt này là những phần xương cứng lại cuối cùng của trẻ và rất dễ bị tổn thương.

Do sụn tăng trưởng giúp xác định hình dạng và chiều dài của xương trưởng thành trong tương lai, nên cần xử lý kịp thời tình trạng gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể khiến một chân bị cong vẹo hoặc có chiều dài không bằng nhau khi so sánh với chân đối diện.

Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị 1
Sụn tăng trưởng giúp xác định hình dạng và chiều dài của xương trưởng thành trong tương lai

Có 5 loại gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em thường gặp theo phân loại của Salter-Harris như sau:

  • Gãy Salter-Harris Type-I: Loại vết gãy ngang qua mảng tăng trưởng, đầu xương tách ra khỏi trục xương và phá vỡ đĩa tăng trưởng hoàn toàn.
  • Gãy Salter-Harris Type-II: Loại gãy phá vỡ một phần sụn tăng trưởng và làm nứt cả xương. Với loại gãy xương này, phần xương nứt không bị tổn thương và để lành hoàn toàn cần khoảng 3 tuần.
  • Gãy Salter-Harris Type-III: Loại gãy này phổ biến ở những trẻ lớn, phá vỡ một phần sụn tăng trưởng và một phần đầu xương.
  • Gãy Salter-Harris Type-IV: Các vết gãy xuyên qua trục xương, qua đĩa tăng trưởng và phần cuối của xương.
  • Gãy Salter-Harris Type V: Đây là dạng gãy do xảy ra tình trạng nén trong đĩa tăng trưởng.

4 loại gãy hiếm gặp bao gồm:

  • Gãy xương Salter-Harris loại VI: Ở phần ngoại vi của xương có một tổn thương.
  • Gãy Salter-Harris Loại VII: Có tổn thương đĩa đệm.
  • Gãy xương Salter-Harris loại VIII: Có một chấn thương của trục xương.
  • Gãy Salter-Harris Loại IX: Một tổn thương màng xương làm quá trình hóa huyết trong màng xương suy giảm.

Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến gãy sụn tăng trưởng ở trẻ

Một va chạm mạnh chẳng hạn té ngã hoặc bị tai nạn xe cộ có thể gây ra gãy mảng tăng trưởng. Tình trạng này cũng có thể xảy ra dần dần do áp lực lặp đi lặp lại trên xương khi trẻ tập luyện thể thao quá sức.

Tất cả trẻ em đang phát triển đều có khả năng bị chấn thương ở sụn tăng trưởng, nhưng tình trạng này dễ xảy ra hơn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Trẻ em gái kết thúc quá trình phát triển sớm hơn trẻ em trai nên tình trạng gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em trai có tỷ lệ gấp đôi so với trẻ em gái.
  • Khi trẻ tham gia các môn thể thao cạnh tranh như bóng rổ, bóng đá hoặc thể dục dụng cụ, gãy sụn tăng trưởng thường xảy ra hơn.
  • Tỷ lệ gãy các sụn tăng trưởng xảy ra phổ biến nhất ở tuổi thiếu niên.
  • Hầu hết trường hợp gãy sụn tăng trưởng xảy ra ở các xương dài của ngón tay, ngoài ra cũng phổ biến ở xương dưới của chân (xương chày, xương mác) và xương ngoài của cẳng tay.
Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị 2
Khi trẻ tham gia các môn thể thao cạnh tranh, gãy sụn tăng trưởng thường xảy ra hơn

Triệu chứng và biến chứng gãy sụn tăng trưởng ở trẻ

Triệu chứng phổ biến nhất của gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em là thường gây đau dai dẳng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác bao gồm:

  • Biến dạng có thể thấy được, chẳng hạn như hình dạng chân cong vẹo;
  • Không có khả năng gây áp lực lên chân hay không thể di chuyển;
  • Chân đi khập khiễng dai dẳng;
  • Ở vùng xung quanh đầu xương, gần khớp bị sưng, nóng và đau.

Hầu hết vết gãy của sụn tăng trưởng đều có thể hồi phục mà không xảy ra biến chứng. Nhưng các yếu tố sau đây có thể làm trẻ tăng trưởng chậm hoặc còi cọc, tăng nguy cơ xương bị cong vẹo ở trẻ bao gồm:

  • Nguy cơ biến dạng chi càng lớn nếu vết gãy của sụn tăng trưởng bị dịch chuyển, vỡ hoặc giập nát.
  • Do xương của trẻ đang phát triển, nếu tổn thương sụn tăng trưởng là vĩnh viễn, nguy cơ phát triển dị tật sẽ cao hơn. Trường hợp đứa trẻ đã gần phát triển xong, dù sụn tăng trưởng tổn thương vĩnh viễn chỉ gây ra biến dạng chân tối thiểu.
  • So với các khu vực khác trên cơ thể, các sụn tăng trưởng xung quanh đầu gối thường nhạy cảm hơn. Gãy sụn tăng trưởng ở đầu gối có thể gây biến dạng ở chân nếu sụn tăng trưởng bị tổn thương vĩnh viễn khiến chân dài hơn, ngắn hơn hoặc cong vẹo. Tổn thương sụn tăng trưởng ở những vùng xung quanh vai và cổ tay thường mau lành hơn.
Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị 3
Triệu chứng phổ biến nhất của gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em là thường gây đau dai dẳng

Kiểm tra gãy sụn tăng trưởng như thế nào?

Bác sĩ cần khám càng nhanh càng tốt vì xương của trẻ mau lành. Điều quan trọng là xương phải được điều trị đúng cách trước khi xương bắt đầu lành. Các phương pháp kiểm tra sụn tăng trưởng gãy ở trẻ bao gồm:

Kiểm tra hình ảnh

Chụp X quang: Bác sĩ có thể yêu cầu cho trẻ chụp X-quang sụn tăng trưởng để xác nhận tình trạng gãy mảng tăng trưởng.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp CT và chụp MRI được chỉ định nếu bác sĩ cần hiển thị chi tiết hơn các mô mềm hoặc hình ảnh mặt cắt của khu vực bị tổn thương.

Kiểm tra thể chất

Sau khi kiểm tra về các triệu chứng và bệnh sử của trẻ, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe cẩn thận vùng bị tổn thương.

Khám lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán gãy sụn tăng trưởng vì không thể nhìn thấy một số vết gãy sụn tăng trưởng không di lệch trên phim chụp X-quang.

Ngoài ra, so với xương của người lớn thì xương của trẻ em có cấu trúc khác và gãy theo các kiểu khác nên nhìn trên phim chụp X-quang, bác sĩ dễ bỏ sót một số thay đổi nhỏ cho thấy gãy sụn tăng trưởng. Ngược lại, có một số trường hợp trông giống như gãy xương nhưng bác sĩ lại xác nhận là xương phát triển bình thường hoặc sụn tăng trưởng bình thường.

Điều trị gãy sụn tăng trưởng

Phương pháp điều trị gãy sụn tăng trưởng là thường dùng nẹp hoặc bó bột. Đôi khi, phải xếp xương trở lại vị trí để xương lành lại ở vị trí chính xác. Việc xếp xương có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bó bột. Thời gian bó bột hoặc bó nẹp khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết gãy sụn. Trẻ em thường mau lành hơn người lớn tuổi.

Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị 4
Phương pháp điều trị gãy sụn tăng trưởng là thường dùng nẹp hoặc bó bột

Sau khi nắn chỉnh vết gãy, bạn cần cho trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình thường xuyên hơn. Cần theo dõi chặt chẽ vùng tổn thương sau khi lành để đảm bảo xương của trẻ tiếp tục phát triển bình thường.

Phẫu thuật được chỉ định cho một số trường hợp gãy sụn tăng trưởng, đảm bảo sụn tăng trưởng được căn chỉnh tối ưu để xương đó phát triển bình thường. Phẫu thuật là bộc lộ xương và cố định bằng vít và đĩa để giảm mở và cố định bên trong.

Tóm lại, nếu trẻ phát hiện dấu hiệu gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời vì nếu không được điều trị đúng cách, nguy cơ trẻ bị cong vẹo chân hoặc chân có chiều dài không bằng nhau sẽ rất cao, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin