Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bị gãy xương ăn nếp được không? Cách ăn đồ nếp cho người bị gãy xương

Thu Thủy

13/12/2024
Kích thước chữ

Người bị gãy xương có ăn đồ nếp được không? Có gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi không? Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bị gãy xương ăn nếp được không là một trong những vấn đề khúc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, gạo nếp được biết đến là thực phẩm quen thuộc trong nền ẩm thực truyền thống của người Việt. Khi bị gãy xương, chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Bị gãy xương ăn nếp được không?

Bị gãy xương ăn nếp được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng cần chú ý cách sử dụng để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình hồi phục xương.

Gạo nếp không chứa các chất cản trở việc hấp thụ canxi, yếu tố quan trọng cho quá trình tái tạo xương. Đồng thời, với lượng chất béo thấp và không chứa cholesterol, gạo nếp an toàn cho sức khỏe nếu được tiêu thụ ở mức vừa phải. Tuy nhiên, do gạo nếp có chỉ số đường huyết cao, việc ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết đột ngột, gây phản ứng viêm ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi.

Người bị gãy xương ăn nếp được không? 3
Người bị gãy xương vẫn có thể ăn gạo nếp với lượng vừa phải

Ngoài ra, một số quan niệm cho rằng ăn nếp có thể gây sẹo lồi với vết thương hở. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Sẹo lồi thường do cơ địa, tăng sinh collagen hoặc yếu tố khác gây ra, chứ không liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ gạo nếp.

Để đảm bảo an toàn, người bị gãy xương nên kiểm soát lượng gạo nếp tiêu thụ và kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu canxi, vitamin D và protein. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Người bị gãy xương ăn nếp có tốt không?

Ăn nếp hay gạo nếp với một lượng vừa phải có thể mang đến nhiều tác động tích cực đến sức khỏe, chẳng hạn như:

Cung cấp glucose - nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể

Gạo nếp cung cấp glucose - nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể. Trung bình, trong khoảng 100g gạo nếp có tải lượng đường huyết ở mức cao là 73.8, tương đương với việc hấp thụ 73.8 g glucose. Loại đường này được xem là nhiên liệu quan trọng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong các quá trình phục hồi như tái tạo xương gãy.

  • Nguyên bào tạo xương: Loại tế bào này có chịu trách nhiệm sản sinh và tái tạo mô xương mới. Glucose từ gạo nếp được chuyển hóa thành adenosine triphosphate (ATP), cung cấp năng lượng cho nguyên bào hoạt động.
  • Tế bào hủy xương: Chức năng chính của tế bào hủy xương là loại bỏ các mô xương đã hư tổn, tạo điều kiện cho việc tái tạo xương mới. Quá trình này cũng cần năng lượng từ glucose để diễn ra trơn tru.
Người bị gãy xương ăn nếp được không? 4
Gạo nếp cung cấp glucose - nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì năng lượng cho cơ thể

Do đó, việc ăn gạo nếp ở mức phù hợp không chỉ bổ sung năng lượng cần thiết mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục xương bị gãy thông qua các phản ứng sinh hóa phức tạp.

Cung cấp dưỡng chất hỗ trợ phục hồi xương gãy

Bên cạnh glucose, gạo nếp còn chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của xương, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi như:

  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin B2, B6, B9 và B12 trong gạo nếp được chứng minh là có khả năng ức chế homocysteine - một axit amin có thể gây stress oxy hóa và làm giảm mật độ khoáng của xương. Nhờ đó, vitamin nhóm B hỗ trợ xương mau lành hơn.
  • Selen: Trong 100g gạo nếp có thể cung cấp khoảng 5.6 mcg selen (chiếm 10.18% nhu cầu cơ thể cần hằng ngày), khoáng chất này giúp bảo vệ các tế bào tủy xương khỏi tổn thương do oxy hóa. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình tái tạo mô xương.
  • Kẽm: Một nguyên tố vi lượng quan trọng giúp kích thích hoạt động của các protein như TGF-β1, IGF-I, albumin – tất cả đều hỗ trợ nguyên bào tạo xương hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành xương.

Dù gạo nếp có lợi ích nhất định, người bị gãy xương vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vào chế độ ăn. Nên kết hợp gạo nếp cùng các thực phẩm giàu canxi, phốt pho, protein và vitamin D, bởi hàm lượng các chất này trong gạo nếp không đủ cao để đáp ứng nhu cầu phục hồi xương. Một chế độ ăn uống đa dạng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện sức khỏe hệ xương.

Cách ăn đồ nếp tốt hơn cho người bị gãy xương

Ngoài việc làm rõ vấn đề bị gãy xương ăn nếp được không, người bệnh cũng cần phải biết cách ăn nếp đúng cách để vừa hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình lành xương, vừa giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Theo đó, người bị gãy xương khi ăn nếp cần lưu ý một số điểm sau:

Điều chỉnh lượng gạo nếp tiêu thụ

Gạo nếp chứa lượng đường bột cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, gây áp lực không cần thiết lên hệ xương và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục xương gãy. Ngoài ra, việc dung nạp quá mức còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, người bị gãy xương nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bổ sung lượng gạo nếp phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn sức khỏe và hỗ trợ quá trình chữa lành xương.

Người bị gãy xương ăn nếp được không? 2
Ăn nhiều gạo nếp có thể dẫn đến tăng cân và gây áp lực không cần thiết lên hệ xương

Kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho xương

Để tăng hiệu quả phục hồi, cần bổ sung gạo nếp cùng các loại thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D như thịt nạc, cá, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa. Một chế độ ăn uống phong phú, cân đối sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, thúc đẩy quá trình tái tạo mô xương nhanh hơn.

Tránh sử dụng món ăn từ gạo nếp bảo quản lâu

Thực phẩm chế biến từ gạo nếp để lâu có nguy cơ bị ôi thiu, biến chất hoặc nhiễm khuẩn, dễ gây ngộ độc và viêm nhiễm. Điều này có thể cản trở tiến trình hồi phục của xương gãy. Do đó, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các món ăn từ gạo nếp được chế biến trong ngày để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi bị gãy xương ăn nếp được không. Nhìn chung, người bị gãy xương hoàn toàn có thể ăn gạo nếp, nhưng cần ăn đúng cách và kết hợp với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình tái tạo và chữa lành xương.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin