Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương đòn có được uống bia không là thắc mắc rất nhiều người quan tâm. Việc uống bia trong thời gian gãy xương đòn sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và tuổi tác của người bệnh. Người bệnh cần cân nhắc liều lượng cũng như thời điểm sử dụng bia nhằm tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Gãy xương đòn là dạng tổn thương xảy ra khá phổ biến do các yếu tố bên ngoài tác động như: Ngã, va đập, tai nạn… Trong thời gian điều trị, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng và kiêng khem để hỗ trợ quá trình liền xương. Vậy gãy xương đòn có được uống bia không? Nhà thuốc Long Châu đã có giải đáp trong bài viết dưới đây.
Gãy xương đòn là hiện tượng đoạn xương nối giữa khớp vai với xương ức bị gãy, có vết nứt hay bị vỡ nhiều mảnh. Xương đòn có độ rắn chắc rất cao nên phần lớn tình trạng xương đòn gãy đều liên quan đến một số chấn thương mạnh và trực tiếp như té ngã, tai nạn.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy mà người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật (bảo tồn kết hợp dùng dùng thuốc) hoặc phương pháp phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, dù là bất kỳ phương pháp nào thì thời gian để xương đòn bị gãy có thể liền lại và hồi phục chức năng là từ 3 – 6 tháng. Trong thời gian này, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ quá trình liền xương. Vậy gãy xương đòn có được uống bia không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh bị gãy xương đòn không nên uống bia trong khoảng 3 tháng đầu tiên. Bởi các chất kích thích ở trong bia có thể làm suy giảm lượng canxi trong cơ thể và ảnh hưởng quá trình lành xương. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe thì người bệnh nên tránh sử dụng bia rượu trong 3 tháng đầu tiên.
Vậy gãy xương đòn ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh bị gãy xương đòn nên bổ sung để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng:
Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi: Măng tây, rau chân vịt, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, sữa đậu nành, hạt mè, rong biển, hạnh nhân… Đây chính là nhóm dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong chế độ ăn cho người bị gãy xương.
Thực phẩm giàu magie: Thịt, mủ trôm, đậu tương, rau mồng tơi, khoai lang, bơ, cá thu, lạc, cá chép, cá mú…
Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm là chất oxy hóa, có tác dụng giảm tốc độ lão hóa, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Một số loại thực phẩm giàu kẽm như: Cà rốt, khoai tây, hạt hướng dương, hải sản, cá biển, trai, hàu, ngũ cốc, trứng, đào, bánh mì…
Thực phẩm giàu vitamin: Khi bị gãy xương, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe và hỗ trợ cơ thể mau chóng hồi phục. Trong đó, không thể thiếu vitamin B6 và B12:
Để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, người bệnh nên áp dụng một vài biện pháp chăm sóc dưới đây:
Người bị gãy xương đòn vai được khuyên sử dụng thêm địu tay để nâng đỡ cánh tay và cố định vùng tổn thương, đảm bảo cho xương đòn được giữ ở vị trí thích hợp. Ngoài ra, việc sử dụng địu tay cũng hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương và giảm các cơn đau thêm nghiêm trọng. Thời gian sử dụng địu tay sẽ dựa vào tình trạng của vết gãy.
Người bệnh kết hợp vận động trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp tăng khả năng hồi phục của xương gãy và giảm triệu chứng sưng đau. Hơn nữa, tập thể dục nhẹ nhàng còn cải thiện máu vận chuyển đến vị trí xương gãy, xây dựng cơ bắp và làm mạnh gân xương. Đối với trường hợp phẫu thuật, người có thể được hướng dẫn cử động sớm để ngăn ngừa các biến chứng sau mổ. Quá trình thực hiện các vận động trị liệu cần được bác sĩ giám sát và hướng dẫn. Người bệnh không được tự ý vận động để tránh tình trạng xương tổn thương thêm.
Trong thời gian điều trị và phục hồi, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, protein và vitamin C, B, D, K để hỗ trợ quá trình hoàn thiện xương, kháng viêm. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc trong thời gian này vì chúng có thể gây viêm, khiến vết thương lâu lành.
Trên đây là những thông tin về vấn đề gãy xương đòn có được uống bia không? Người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế các biến chứng không đáng có xảy ra.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...