Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương đòn có tập gym được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình liền xương, người bệnh được khuyến khích vận động nhẹ nhàng để hạn chế biến chứng. Tuy nhiên nếu cố tình vận động hay tập gym không đúng cách sẽ làm vùng xương đòn bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Gãy xương đòn vai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của cánh tay. Trong thời gian điều trị và hồi phục, nếu người bệnh luyện tập sai cách có thể khiến xương lâu lành. Vậy gãy xương đòn có tập gym được không? Nhà thuốc Long Châu đã có giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Gãy xương đòn vai xảy ra khi phần vai chịu tác động chạm mạnh như: Té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao. Chấn thương này ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay. Do đó khi bị gãy xương đòn, người bệnh phải nhanh chóng tiến hành thăm khám tại những cơ sở uy tín để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp kiểm tra và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.
Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng như: Nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, mất máu, cục máu đông, xương không lành, chấn thương phổi… Đặc biệt, những người có tiền sử bị tiểu đường, người thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng chất gây nghiện… thường có sức đề kháng yếu nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với người bình thường khác.
Gãy xương đòn vai ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tay nên người bệnh được khuyến cáo cần hạn chế vận động. Do đó, những hoạt động tập luyện thể lực như tập gym, tập tạ cũng nên tránh để hỗ trợ quá trình liền xương và tránh xảy ra biến chứng.
Thông thường, đối với các trường hợp gãy xương đòn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh không nên hoạt động mạnh, nâng vật nặng ở phía cánh tay bị gãy. Sau 2 - 3 tháng xương đã lành thì người bệnh mới được tập luyện nhẹ nhàng và tăng mức độ dựa theo mức độ hồi phục. Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại những cơ sở uy tín và tuân theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
Thông thường, phục hồi chức năng cho người bệnh bị gãy xương đòn thường bằng một số phương pháp như: Vật lý trị liệu, vận động trị liệu, sử dụng thuốc:
Một số nguyên tắc giúp phục hồi chức năng khi xương đòn bị gãy:
Giai đoạn bất động: Công dụng cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ và duy trì lực cơ ở khớp tự do. Những phương pháp tập luyện bao gồm:
Giai đoạn sau bất động: Công dụng giảm đau, gia tăng sức mạnh, giảm co thắt cơ vùng đai vai và phục hồi chức năng sinh hoạt tại khớp vai.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề gãy xương đòn có tập gym được không? Khi xương đòn vai đã hoàn toàn lành lặn và dưới sự cho phép của bác sĩ, người bệnh có thể bắt đầu những bài tập gym nhẹ nhàng, kết hợp các bài tập thể thao tại nhà để giúp cánh tay linh hoạt, ổn định hơn.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.