Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị gãy xương đòn bao lâu thì lành là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi trong cuộc sống sinh hoạt và lao động, xương đòn vai có thể bị gãy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng xương bị tổn thương mà thời gian điều trị và hồi phục cũng sẽ khác nhau.
Theo thống kê, tỷ lệ người trưởng thành gặp phải tình trạng gãy xương vai chiếm 5% trên tổng các loại chấn thương trên cơ thể. Quá trình phục hồi nhanh hay chậm thường dựa vào mức độ tổn thương, cơ địa và sự tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh. Vậy bị gãy xương đòn bao lâu thì lành? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Gãy xương đòn vai (xương quai xanh) là chấn thương xảy ra phổ biến ở vùng vai. Theo thống kế, tỷ lệ gãy xương quai xanh chiếm khoảng 35 - 43% trên tổng trường hợp gãy xương ở vùng vai và khoảng 4% trên tổng trường hợp gãy xương cả cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao… Trong đó, tình trạng gãy xương quai xanh trái sẽ thường gặp hơn với gãy xương quai xanh phải. Nguyên nhân là do số người thuận bên phải nhiều hơn, bên tay không thuận có xu hướng yếu hơn nên sẽ dễ bị gãy hơn.
Xương đòn vai có thể gãy ở nhiều vị trí khác nhau trong đó gãy tại vị trí 1/3 giữa là điển hình nhất. Gãy xương đòn vai có 2 loại, đó là: Gãy đơn thuần và gãy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mao mạch như tổn thương màng phổi, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh...
Xương quai xanh bị gãy thường rất dễ lành do xương quai xanh có màn xương rất dày và nằm ở vị trí phía trên lồng ngực được cung cấp máu dồi dào. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tình trạng gãy phức tạp, mảnh xương có thể đâm xuyên vào bó thần kinh hoặc mạch máu gây chảy máu, đầu xương bị gãy đâm vào phổi gây tràn màng khí, tràn máu màng phổi đe dọa tính mạng. Trường hợp người bị gãy cùng lúc hai xương quai xanh sẽ gặp triệu chứng khó thở, không cử động được.
Cần mất nhiều thời gian để xương hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thường là từ 3 đến 6 tháng. Đối với phương pháp điều trị bảo tồn, người bệnh cần mang đai định hình số 8 trong khoảng 4 - 8 tuần. Nếu người bệnh tiến hành phẫu thuật thì có thể rút ngắn thời gian điều trị và có thể vận động sớm hơn. Tuy vậy, trong quá trình can thiệp phẫu thuật, can xương có thể bị ảnh hưởng do quá trình bóc tách nên sẽ được hình thành chậm hơn so với phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn bao lâu thì lành?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh cần khá nhiều thời gian để phục hồi xương sau khi gãy. Trung bình thời gian liền xương khoảng từ 3 đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cần phải hạn chế cầm, xách hay vác đồ nặng. Điều này sẽ khiến vai bị kéo xuống và vị trí cố định xương vai bị gãy dễ bị ảnh hưởng.
Hiện nay, người bệnh khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường mong muốn sớm có thể lao động vì dụng cụ y tế cố định trong xương và không gây vướng víu. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho quá trình phục hồi của người bệnh, có thể làm lỏng và tuột vít cố định ra. Do đó, người bệnh nên tránh vận động mạnh khoảng 2 - 3 tháng sau phẫu thuật.
Người bệnh bị gãy xương quai xanh không bắt buộc phải tập vật lý trị liệu nhưng cần luyện tập khớp vai để cải thiện tình trạng cứng khớp do lâu ngày không cử động. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ thực phẩm giàu canxi, đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, người bệnh nên tái khám theo chỉ định để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục và kịp thời điều trị nếu xuất hiện các biến chứng.
Sau khi tìm hiểu gãy xương đòn vai bao lâu thì lành, bạn cũng nên lưu ý đến những vấn đề dưới đây để giúp quá trình hồi phục tốt hơn, cụ thể:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc gãy xương đòn bao lâu thì lành? Trong quá trình điều trị, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống hợp lý để tăng khả năng hồi phục, tránh xảy ra các biến chứng không đáng có nhé.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.