Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh có thể sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế hãy tìm hiểu kiến thức đầy đủ về sởi và lắng nghe giải đáp sởi có lây không.
Sởi bệnh học hình thành, nguyên nhân là do vi rút thuộc nhóm RNA paramyxovirus gây ra, thời gian ủ bệnh của sởi là 10 ngày sau đó xuất hiện những dấu hiệu của bệnh. Dưới là triệu chứng bạn có thể phát hiện ra bệnh nhân có bị sởi hay không:
- Trước tiên, người bệnh có các triệu chứng tương tự cảm cúm như sốt, viêm long đường hô hấp...
- Sau đó mắt của bệnh nhân bị đỏ và sợ ánh sáng
- Cơ thể của người mắc bệnh lúc này sẽ đau mỏi, uể oải, kèm theo sốt cao.
- Khoảng 2-4 ngày,người bệnh phát ban đặc hiệu ngoài da và thường nổi ban đỏ trong vòng 1 tuần. các vết ban hồng, dát sẩn không ngứa. Các vết ban xuất hiện đầu tiên ở chân tóc, sau tai rồi lan ra đầu cổ- vai ngực- chi trên, bụng- toàn thân.
Người bệnh thường nổi hạch ở cổ và các xuất tiết giảm dần.
Sởi gây ngứa không? Thời kì lui bệnh, người bệnh sốt giảm dần, các vết ban bay theo thứ tự mọc và cũng để lại các vết thâm như vằn da hổ. Toàn trạng người bệnh khá dần tuy nhiên thời điểm này dễ xảy ra nhiều biến chứng nhất nên bệnh nhân cần theo đến cùng phác đồ điều trị, ăn uống đầy đủ để có thể khỏi bệnh.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, khi bạn có câu hỏi sởi có lây không thì chắc chắn là có. Sởi lây theo đường hô hấp theo cơ chế nhỏ giọt. Virus lây lan do ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần gũi trực tiếp với chất tiết mũi họng nhiễm virus. Ngoài ra, nếu bạn nếu tiếp xúc bằng tay với nguồn bệnh, sau đó không rửa tay mà vô ý đưa tay lau miệng thì lúc đó có thể bạn sẽ bị nhiễm sởi. Khi bạn nhiễm sởi sau 4 ngày nổi ban bạn sẽ tác nhân phát tán virus.
Sởi có bị lại không? Sởi miễn dịch bền vững sau khi mắc bệnh vì thế khi bạn đã từng bị bệnh thì bạn sẽ không bị bệnh này thêm lần nào nữa. Những người chưa được tiêm phòng sởi như trẻ 6 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh.
Sởi bản chất là lành tính, bệnh có thể hoàn toàn khỏi nếu bạn cách ly cần thận, điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng xảy ra..
Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải cách ly tránh lây lan bệnh cho những người khác. Điều trị các triệu chứng như hạ sốt, lau các hốc tự nhiên, da bằng nước ấm. Người bệnh nên được bổ sung các vitamin và vi chất,trẻ thì nên thường xuyên cho bú mẹ. Người bệnh cần tuyệt đối không ăn các thực phẩm tanh, giàu protein như: cá, tôm, cua, mực...
Người bệnh không được tự ý điều trị mà cần phải có bác sĩ và phác đồ điều trị thích hợp riêng.
Khi bị sởi bạn cần chú ý vệ sinh cá nhân, chăm sóc răng miệng, thân thể sạch sẽ tránh gây nên các bội nhiễm, các nhiễm khuẩn cơ hội xâm nhập cơ thể.
+ Phòng bệnh chủ động: tiêm phòng vắc-xin
Vắc-xin sống giảm động lực
Vắc-xin sởi hoặc vắc-xin MMR( sởi-quai bị- rubella)
+ Phòng bệnh thụ động: cách ly bệnh.
Trên đây là những thông tin cần thiết về sởi như triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh. Khi biết được bệnh sởi có lây không, người bệnh chú ý cách ly trong quá trình điều trị bệnh, để nó không gây ra thành dịch bệnh. Vậy sau bài viết này bạn đã trạng bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ về sởi chưa?
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.