Uốn ván được biết đến là một loại bệnh lý nhiễm trùng cấp có thể mắc phải ở bất kỳ cơ thể nào. Nhiều người thắc mắc không biết bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh uốn ván không hiếm gặp hiện nay, đây là một bệnh lý nhiễm trùng do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên, tạo ra những tổn thương đến toàn bộ cơ thể. Vậy bệnh uốn ván có nguy hiểm không hay nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không?
Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, bệnh uốn ván được xếp vào các loại bệnh nguy hiểm dễ gặp và có thể gây tử vong cho người mắc phải bệnh lý này. Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, khi bị nhiễm khuẩn, độc tố của loại trực khuẩn này có khả năng gây nguy hiểm cho toàn bộ cơ thể như tổn thương não, giãn cứng cơ….
Bên cạnh đó, con đường lây truyền bệnh uốn ván khá dễ dàng, chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở. Ở trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn không kỹ càng hoặc sinh nở ở môi trường không sạch sẽ khiến trẻ rất dễ mắc phải bệnh uốn ván sơ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván
Ngoài tìm hiểu bệnh uốn ván có nguy hiểm không, độc giả cũng nên hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thường tồn tại trong phân gia cầm, trâu bò, dụng cụ phẫu thuật không được khử khuẩn sạch và kể cả trong đất cát.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở trên cơ thể con người, từ đó len lỏi vào từng tế bào và gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, uốn ván không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ cơ thể người này sang cơ thể người khác.
Biểu hiện của bệnh uốn ván
Bệnh lý uốn ván nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể, để biết được bản thân có mắc phải bệnh uốn ván hay không, mời bạn đọc tham khảo các biểu hiện của bệnh như:
Biểu hiện đầu tiên xuất hiện đó là cứng hàm, vùng miệng của bạn sẽ bắt đầu bị đơ cứng, khó phản xạ bình thường như nhai, nuốt và nói chuyện.
Khi bệnh càng nặng thêm thì sẽ xuất hiện các cơn co thắt và co giật liên tục vùng hầu họng, thanh quản.
Sự co cứng sẽ lan ra nhiều bộ phận khác khi phát bệnh thời gian đủ lâu, gây nên suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, ví dụ co cứng vùng gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần, vùng lưng cứng,... Những cơn co cứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, cực kỳ khó vận động.
Trong quá trình phát bệnh, người bệnh còn có thể bị sốt cao, nhịp tim đập nhanh bất thường, vã mồ hôi thường xuyên dù không vận động.
Một số biểu hiện người mắc bệnh lý uốn ván nặng như da tái xanh, sốt cao không lùi, tăng hoặc hạ huyết áp bất thường, thậm chí là ngừng tim.
4 giai đoạn mắc bệnh uốn ván
Bệnh lý uốn ván không có biểu hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh khá lâu. Dưới đây là tóm tắt 4 giai đoạn của bệnh uốn ván dễ thấy nhất khi cơ thể mắc bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này có thể bắt đầu từ 3 - 21 ngày với biểu hiện rõ nhất là cứng hàm. Tuy nhiên vẫn có khoảng 15% trường hợp người bệnh phát bệnh trong 3 ngày kể từ ngày bị thương. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng.
Thời kỳ khởi phát: Giai đoạn này được tính từ khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên trên cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như co giật, co thắt đầu họng, thanh quản. Thời gian biểu hiện giai đoạn này từ 1 đến 7 ngày, thông thường thời gian khởi phát càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng thêm.
Thời kỳ toàn phát: Giai đoạn này được dự đoán khi cơ thể bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng hơn, có thể kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Tại giai đoạn này, những trường hợp bị nặng có thể mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Thời kỳ lui bệnh: Lúc này những cơn co giật, các triệu chứng khác của bệnh bắt đầu thưa dần và nhẹ hơn, miệng đã có thể phản xạ trở lại, giai đoạn này thường kéo dài vài tuần hoặc nhiều tháng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván thường gặp
Để biệt được bệnh uốn ván có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất của bệnh uốn ván như:
Suy hô hấp: Biến chứng này xảy ra khi dây thanh quản bị thắt chặt, co cứng vùng cổ và bụng, theo thống kê suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.
Biến chứng tim mạch: Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng suy tim hoặc ngừng tim đột ngột.
Rối loạn thần kinh thực vật: Đây là biến chứng có thể gặp đối với những ca uốn ván nặng khiến huyết áp tăng giảm thất thường, sốt cao, vã mồ hôi, nhịp thở phản xạ quá mức,....
Viêm phổi: Nhiễm trùng hệ hô hấp do vô tình hít phải một thứ gì đó gây nên biến chứng co thắt toàn thân như khó thở, thở gấp liên tục,...
Nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng thứ cấp gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng quan của cơ thể như nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có thể do đặt ống thông tiểu, nằm nhiều gây loét.
Suy thận: Trạng thái co thắt cơ nghiêm trọng khi mắc phải bệnh lý uốn ván khiến cơ xương protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây nên suy thận.
Biến chứng xương khớp: Tình trạng co cứng toàn thân kéo dài có thể gây gãy xương, rách cơ cực kỳ cao vì vùng cơ xương không được hoạt động trong thời gian dài.
Huyết khối tắc mạch: Tình trạng co cứng toàn thân hình thành nên các cục máu đông trong cơ thể. Các cục máu đông này có thể chặn động mạch chính của phổi hoặc một trong các nhánh của phổi gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch phổi.
Cách phòng tránh bệnh uốn ván
Hiện nay, biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin uốn ván theo chỉ định của các cơ sở y tế. Có nhiều loại vacxin phù hợp cho từng đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ cho đến phụ nữ mang thai.
Cụ thể:
Trẻ em: Cần được tiêm uốn ván vào thời điểm 2 tháng tuổi. Loại vacxin được sử dụng là vắc xin Hexaxim 6 trong 1 (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 (Bỉ) gồm 4 liều tiêm.
Người trưởng thành: Tiêm uốn ván gồm 3 mũi cơ bản và duy trì 5 - 10 năm, tiêm lại 1 lần để bảo vệ sức khỏe.
Phụ nữ mang thai: Được khuyến nghị tiêm 2 mũi vắc xin, mũi đầu tiên được tiêm sớm nhất khi phát hiện có thai.
Trên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh uốn ván có nguy hiểm không. Hy vọng qua những thông tin trên bài, bạn đọc có thể hiểu rõ được về sự nguy hiểm của bệnh uốn ván và có cho mình những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm