Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu thì khởi phát?

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng uốn ván, các đối tượng dễ mắc bệnh cũng như thắc mắc tình trạng uốn ván ủ bệnh bao lâu cũng sẽ được giải đáp dưới đây.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi con người phải tiếp xúc nhiều với các tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm khuẩn cũng tăng lên. Nhiễm trùng do uốn ván là một trong những căn bệnh lây nhiễm vô cùng nguy hiểm và dễ lây lan nhất ở trẻ em. Vậy nhiễm trùng uốn ván là gì? Những đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc uốn ván? Uốn ván ủ bệnh bao lâu? 

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván hay được gọi với tên gọi khác là phong đòn gánh (tên tiếng anh là Tetanus) là một tình trạng bệnh gây ra bởi độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium tetani. Đây là một loại vi khuẩn sống trong bùn đất sẽ đi vào cơ thể thông qua các vết thương hở và phát triển trong điều kiện yếm khí ở các vết thương. Vi khuẩn này sẽ tiết ra một loại ngoại độc tố thần kinh là tetanus exotoxin, tác động lên hệ thần kinh, gây tăng trương lực cơ từ các cơ nhỏ như cơ hàm, cơ mặt,... sau đó là cơ toàn thân. Các cơn co cứng cơ này thường kèm theo đau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, thậm chí là tử vong.

benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 2.png
Bệnh uốn ván lây truyền do vi khuẩn Clostridium tetani

Trong tự nhiên, vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani tạo ra các nha bào có hình cầu tròn, có thể nằm ở một đầu của tế bào trực khuẩn tạo thành hình dạng giống cái dùi trống hoặc tồn tại tự do. Nha bào uốn ván hiện diện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên như trong đất, phân của gia súc,...

Vi khuẩn này không thể truyền từ người sang người thông qua việc nói chuyện, tiếp xúc. Xâm nhập vào cơ thể người là nha bào uốn ván, nó xâm nhập vào cơ thể qua đường các vết thương hở bị nhiễm bẩn từ đất cát, phân gia súc, hoặc các vết thương từ các vết tiêm chích bị nhiễm bẩn như các vết rách, bỏng, vết thương bị dập nát,... Ví dụ như khi đạp trúng đinh gỉ sét, bị động vật cắn hay làm việc trong những môi trường bùn đất…

Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn sẽ có thời gian ủ bệnh, tình trạng uốn ván ủ bệnh bao lâu còn tùy thuộc cơ địa mỗi người cũng như nhiều yếu tố khác.

Vậy uốn ván ủ bệnh bao lâu?

Sau một thời gian khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ gặp các cơn co cứng hàm, cổ, lưng và khó có thể tự chủ được các hoạt động này. Uốn ván sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài từ 3 đến 21 ngày tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, độ lớn, vị trí của vết thương. Trung bình là khoảng 10 ngày kể từ lúc bị thương.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Các triệu chứng như mỏi hàm, khó nuốt hay nhai, co cứng cơ gáy làm cổ bị cứng, co cứng cơ lưng,... Giai đoạn này được tính từ khi xuất hiện triệu chứng cứng cơ hàm đến khi xảy ra cơn co giật đầu tiên ở thanh quản và hầu họng. 
  • Giai đoạn toàn phát: Là giai đoạn nghiêm trọng nhất được tính từ khi xuất hiện các cơn co giật toàn thân, co thắt ở thanh quản và hầu họng, bí đại tiện, nghẽn tiểu,... Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
  • Giai đoạn lui bệnh: Các triệu chứng hay các cơn co giật ở giai đoạn này sẽ giảm dần, nhẹ hơn, phản xạ nuốt hay khả năng mở rộng miệng cũng dần được cải thiện. Độ dài của giai đoạn này sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh.
benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 4.png
Cứng hàm là một trong các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh

Uốn ván ủ bệnh bao lâu còn tuỳ thuộc vào mỗi cơ địa, tình trạng vết thương, thời gian ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt. Nhiễm trùng uốn ván sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 14 ngày hoặc hơn 21 ngày, có người thời gian ủ bệnh lại rất ngắn khoảng từ 48 đến 72 giờ. Nhìn chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, kéo dài từ 1 - 7 ngày. Thời gian khởi phát càng ngắn (dưới 48 giờ) thì trường hợp bệnh càng nặng và mức độ nặng của bệnh tỷ lệ thuận với độ bẩn của vết thương. Nếu thời kỳ ủ bệnh và khởi phát quá ngắn thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Nhiễm trùng uốn ván nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng trên đường hô hấp như: Co thắt, tắc nghẽn đường thở, ứ đờm dãi, suy hô hấp,... Một thời gian dài có thể gây viêm phổi, tắc nghẽn động mạch phổi,...

benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 5.png
Vi khuẩn gây uốn ván ủ bệnh bao lâu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả đối với nhiễm trùng uốn ván mà việc điều trị bệnh uốn ván có nguyên tắc chính là tiêu diệt vi khuẩn cũng như trung hòa độc tố và ngăn ngừa những cơn co cứng cơ.

Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván cần đặc biệt chú ý

Nhiễm trùng uốn ván có nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường vết thương hở sau đó sinh sôi nảy nở tạo ra độc tố trên tế bào thần kinh dẫn đến tê liệt thần kinh. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh cao, tuy nhiên cần chú ý hơn về tình trạng nhiễm trùng uốn ván ở một số đối tượng sau đây:

  • Những người có ngành nghề đặc trưng như nông dân, thợ xây, thợ rèn,... hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất hoặc những vật dụng kim loại.
  • Những người thường xuyên làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Sau khi thực thiện phẫu thuật, thủ thuật nạo phá thai trong điều kiện vệ sinh kém, không đạt chất lượng an toàn.
  • Cơ quan của cơ thể có dị vật nhiễm bẩn xâm nhập vào, gây tổn thương cơ quan hoặc cơ quan bị hoại tử. Cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển.
  • Quá trình cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh bằng các dụng cụ bẩn, không được tiệt trùng đúng quy chuẩn hoặc có thể do rốn của bé chưa được vệ sinh sạch sẽ sau khi được sinh ra mà còn băng đầu dây rốn đã cắt chưa được khử trùng vào, dẫn đến nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Đây là một trong những cách thức lây truyền phổ biến của nhiễm trùng uốn ván. Đặc biệt trẻ em có nguy cơ tỷ vong cao lên đến 95% khi mắc phải.
benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 3.png
Trẻ em có tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng uốn ván cao đến 95%

Tiêm phòng vaccine là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để tránh bị uốn ván, sau khi bị thương, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván kịp thời. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng.

Tóm lại, tình trạng uốn ván ủ bệnh bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng chính vì vậy khi gặp tình trạng này các bệnh nhân cần được chẩn đoán phát hiện và điều trị khẩn cấp giúp giảm thiểu rủi ro cũng như các biến chứng của bệnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin