Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gai cột sống lưng có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không luôn là câu hỏi được mọi người quan tâm. Trên thực tế, bệnh không trực tiếp ảnh hưởn đến tính mạng nhưng hậu quả mà bệnh mang lại thường rất lớn.
Gai cột sống lưng hay còn gọi là thoái hóa cột sống xảy ra chủ yếu ở vùng thắt lưng khi các gai xương bắt đầu mọc ở thân đốt sống, đĩa sụn.
Gai xương thường mọc ở mặt trước và mặt bên của cột sống, hiếm khi mọc phía sau nên ít gây tác động lên rễ thần kinh. Tuy nhiên, dây thần kinh tọa và các rễ thần kinh xung quanh cột sống vẫn có thể bị chèn ép trong nhiều trường hợp nhất định.
Đối tượng bị gai cột sống lưng thường gặp là người cao tuổi, người bị chấn thương vùng cột sống lưng, thắt lưng, người thường xuyên làm việc nặng nhọc, ngồi sai tư thế quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân gai cột sống lưng khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.
Bạn sẽ thắc mắc không biết bệnh gai cột sống lưng có nguy hiểm không? Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gãy, mảnh gãy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co duỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân, nặng hơn có thể làm teo cơ tay, chân. Nếu không chữa trị kịp thời người bệnh sẽ bị gù, vẹo cột sống.
Trong trường hợp nặng của bệnh gai cột sống lưng khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh nên làm phẫu thuật. Nhưng ngay cả khi phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một quá trình tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm nên gai xương vẫn có thể mọc lại.
Áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng ngừa gai cột sống lưng:
Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, rau xanh, hoa quả, hạn chế chất béo, đồ ngọt.
Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu béo phì để giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.
Hạn chế công việc khuân vác nặng nhọc, tránh chấn thương do chơi thể thao.
Luôn giữ cột sống đúng tư thế, tránh ngồi học tập, làm việc sai tư thế quá lâu, thay đổi tư thế thường xuyên.
Tập thể dục thường xuyên, tập các động tác vùng cột sống cổ và cột sống lưng. Nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, dưỡng sinh…
Bệnh gai cột sống lưng làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó còn gây ra các biến chứng nguy hiểm đến các bộ quận khác trên cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng về bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có các biện pháp điều trị dứt điểm tránh biến chứng về sau.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.