Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
So với những đối tượng khác, phụ nữ mang thai có nguy bị liệt dây thần kinh số 7 cao gấp 3 lần bình thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng ban đầu của bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
Liệt dây thần kinh số 7 hay liệt mặt ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra khá phổ biến trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, do thời điểm này cơ thể sản phụ thường xảy ra mệt mỏi, hệ miễn dịch yếu, khi gặp thời tiết lạnh dễ bị nhiễm bệnh.
Một số trường hợp khác, do sản phụ có triệu chứng cảm thấy nóng bên trong cơ thể, khi gặp thời tiết lạnh vẫn chủ quan không giữ ấm kỹ khi ra đường. Khi bị nhiễm lạnh, dây thần kinh số 7 sẽ có triệu chứng bị sưng phồng lên và chèn ép vào xương khớp dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh số 7 ở phụ nữ mang thai.
Liệt dây thần kinh số 7 gây ra những mệt mỏi, khó khăn và phiền toái nhất định ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Khi có những triệu chứng được đề cập đến trong bài viết dưới đây, mẹ bầu cần được đưa đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh sớm nhất có thể. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây liệt mặt, từ có hướng điều trị đúng cách cho mẹ bầu.
Cũng giống như những bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 khác, sản phụ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
Trên đây là những triệu chứng khi mẹ bầu bị liệt dây thần kinh số 7 với nguyên nhân do lạnh đột ngột hoặc do trúng gió gây ra. Những triệu chúng trên gây ra không ít phiền toái và gây bất tiện trong sinh hoạt đối với bệnh nhân và những người xung quanh.
Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp những triệu chứng trên không khỏi cảm giác lo sợ rằng bệnh của họ có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Thậm chí, còn có những nỗi sợ hãi gây ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu rằng, sinh con ra sẽ bị méo miệng y như vậy.
Tuy nhiên, phải khẳng định lại ở đây rằng, liệt dây thần kinh số 7 đối với mẹ bầu không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bệnh chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và hơn nữa chỉ ảnh hưởng đến vùng mặt chứ không ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể của sản phụ.
Tuy nhiên, bệnh liệt dây thần kinh số 7 gây ra bởi vô số nguyên nhân lớn nhỏ khác nhau. Để chắc chắn rằng, chứng liệt mặt chỉ xảy ra ở ngoài sọ và không có bất kì liên quan nào đến nội sọ, mẹ bầu không được chủ quan mà hãy nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt, nhằm xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách nhằm không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Một số trường hợp liệt dây thần kinh số 7 còn xảy ra ở não bộ, như u não, tai biến mạch máu não, viêm màng não... Lúc này, bệnh được đánh giá là tình trạng rất nghiêm trọng đối với cả mẹ lẫn con.
Khi bị liệt dây thần kinh số 7 gây ra méo miệng, liệt mặt... mẹ bầu cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu chậm trễ, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề như liệt cứng mặt và rất khó khăn cho việc điều trị. Khi sản phụ có dấu hiệu bị bệnh, tuyệt đối lưu ý không được tự ý dùng thuốc và sử dụng với mục đích điều trị bệnh. Dù là thuốc Đông Y hay Tây Y, việc đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị là vấn đề cấp thiết nhất.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sản phụ bị liệt mặt cần phải rất cẩn thận trong việc điều trị đúng cách nhằm tránh bị sẩy thai hoặc sinh non. Thuốc khi không dùng đúng cách, sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Không những thế, khi mẹ bầu bị liệt dây thần kinh số 7, có thể tham khảo ý khiến bác sĩ điều trị về việc kết hợp các phương pháp Đông y lành tính như châm cứu, xoa bóp hoặc bấm huyệt kết hợp với sử dụng thuốc Tây y nhưng cần thực hiện dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị.
Theo Đông y, nếu xác định chính xác nguyên nhân do nhiễm phải phong hàn (gió lạnh) vào kinh lạc dẫn đến tình trạng kinh lạc không thông, khí trệ huyết ứ mà dẫn đến liệt thần kinh 7. Điều trị theo phác đồ Đông y là khu phong tán hàn thông kinh, hoạt lạc, kết hợp với châm xuyên huyệt kinh dương ở mặt. Sau khi điện châm, bệnh nhân sẽ được thủy châm huyệt mặt và dùng thuốc bổ cho thần kinh. Sau đó, bác sĩ Đông y sẽ bấm huyệt xoa bóp và chiếu đèn làm ấm huyệt vị vùng mặt và thực hiện cấy chỉ để đả thông. Việc điều trị châm cứu và sử dụng thuốc sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Trong quá trình điều trị, bác sĩ Đông y sẽ phải theo dõi sát sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 diễn biến nặng hơn, trong thời gian này, thai phụ cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc ăn uống đủ chất không chỉ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 7 mà bạn đọc có thể tham khảo. Khi đang mang thai bị liệt dây thần kinh số 7, bệnh nhân nên luyện tập cơ hàm và hơn hết là giữ tinh thần thoải mái đồng thời tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ, tránh cảm giác tự ti, mặc cảm, lo lắng sẽ dẫn đến buồn chán và mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu trong bụng.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.