Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cường giáp là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh cường giáp có ăn yến được không?
Tuyến giáp là nơi tạo ra hormone, tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi một người mắc hội chứng cường giáp, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp là điều đáng quan tâm. Vậy bệnh cường giáp có ăn yến được không? Cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh cường giáp có ăn yến được không?” thì chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh này để có cái nhìn tổng quát. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone triiodothyronine hoặc tetraiodothyronine, thậm chí là cả hai.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp là:
Sự gia tăng quá mức của hai loại hormone tetraiodothyronine và triiodothyronine gây nên một loạt các biểu hiện bất thường như:
Yến sào là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, có tác dụng củng cố chức năng tuyến giáp. Trong tổ yến chứa nhiều acid amin, protein, muối khoáng giúp tăng năng lượng tế bào, bổ phổi, nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu ghi nhận các chất oxy hóa trong yến có thể ngăn ngừa sự tăng sinh của u bướu.
Như vậy, để giải đáp thắc mắc “Bệnh cường giáp có ăn yến được không?” thì câu trả lời là "Có". Sử dụng yến sào giúp người bệnh cường giáp hồi phục sức khỏe, giảm cảm giác mệt mỏi, giúp tiêu u, giảm các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, yến sào còn đem lại một số lợi ích sau:
Mặc dù yến sào có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, nhưng cách sử dụng thế nào cho hiệu quả không phải ai cũng biết.
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cường giáp cần được quan tâm, chú trọng, do vậy người nhà và bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem người bệnh có thể ăn yến hay không. Mỗi bệnh nhân cường giáp sẽ có thực đơn ăn uống riêng, phù hợp với thể trạng, giai đoạn bệnh hay loại thuốc đang sử dụng.
Bạn nên ăn yến chưng khoảng 1 tiếng trước khi ăn sáng hoặc 1 tiếng trước khi đi ngủ. Bởi buổi sáng bụng rỗng giúp hấp thu dưỡng chất dễ hơn, trong khi đó buổi tối quá trình đào thải diễn ra mạnh cũng giúp hấp thu tốt hơn. Một lưu ý nữa khi chế biến yến sào, bạn không nên để nhiệt độ cao quá 100 độ C bởi chúng sẽ làm mất dưỡng chất có bên trong.
Yến sào tuy bổ dưỡng nhưng những người bệnh cường giáp chỉ nên ăn 10 - 15 gam mỗi tuần, ngoài ra có thể tham khảo liều lượng từ tư vấn của bác sĩ.
Tổ yến được bày bán nhiều trên thị trường, do đó dễ có sự trộn lẫn giữa hàng thật và hàng giả kém chất lượng. Các sản phẩm yến giả được nuôi không đúng cách, rất dễ nhiễm độc sắt từ các vách đá. Để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, bạn có thể lựa chọn mua tổ yến tại các siêu thị lớn, cửa hàng chuyên cung cấp tổ yến, các nhà nuôi yến uy tín…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc “Bệnh cường giáp ăn yến được không?” Có thể nói yến là thực phẩm bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe của người bệnh cường giáp. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nhé!
Thùy Hương
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.