Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì, đây là điều mà nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu nhé!
Xét nghiệm máu ngày nay đã trở nên rất phổ biến. Trong khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu ngoại vi luôn được chỉ định, bởi các chỉ số máu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và là cơ sở để đánh giá, chẩn đoán các vấn đề. Trong máu có nhiều chỉ số khác nhau, trong đó có chỉ số WBC. Vậy chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì, ý nghĩa của của chỉ số WBC ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc và có thêm thông tin về chỉ số WBC trong xét nghiệm máu.
Đây là xét nghiệm bạn sẽ làm khi được bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Xét nghiệm WBC là một xét nghiệm được sử dụng để đo số lượng tế bào bạch cầu (WBC) có trong máu. WBC là từ viết tắt của White Blood Cell, gọi là bạch cầu. Bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể chống nhiễm trùng.
Có 5 loại bạch cầu chính:
Nếu bạn đã từng lấy máu để làm xét nghiệm thì hẳn đã nghe nói đến hoặc nhìn thấy chỉ số đặc biệt này. Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì, đây là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Trong xét nghiệm huyết học có rất nhiều thông số khác nhau trong đó WBC là viết tắt của từ White Blood Cell và nó là ký hiệu chỉ số lượng bạch cầu trong máu của bạn và được tính theo đơn vị (g)/l).
White Blood Cell (hay bạch cầu) đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lượng đường trong máu. Đây là thành phần chính của hàng rào miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh có thể gây nhiễm trùng. Trong công thức WBC, 5 loại tế bào bạch cầu chính được hiển thị là bạch cầu đơn nhân, đa nhân, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính và tế bào lympho.
Vai trò của chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì? Việc xác định số lượng bạch cầu trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình chẩn đoán bệnh và việc thực hiện các phương pháp điều trị bệnh. Nếu chỉ số này thay đổi sẽ phản ánh rõ ràng chỉ số sức khỏe của bạn.
Việc thực hiện phương pháp WBC xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi trong cơ thể chúng ta có tới 5 loại bạch cầu khác nhau, số lượng bạch cầu tăng hay giảm phản ánh sự hoạt động và chức năng không bình thường. Thông thường ở người.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng mục đích của việc thực hiện phương pháp này là để chẩn đoán vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Với điều này, các bác sĩ có thể phát triển các kế hoạch để cải thiện tối đa sức khỏe của bệnh nhân. Trên thực tế, chỉ số bạch cầu tăng hay giảm đều có thể phản ánh nguy cơ nguy hiểm.
Bên cạnh thắc mắc WBC có trong xét nghiệm máu là gì thì nhiều người còn thắc mắc khi nào nên xét nghiệm WBC. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn có những biểu hiện dưới đây, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Các chuyên gia cho biết, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường kể trên, bạn cần đi khám ngay. Những dấu hiệu nhỏ này có thể phản ánh những vấn đề lớn hơn trong cơ thể bạn.
Ở người bình thường, số lượng bạch cầu (WBC) nằm trong khoảng từ (4 - 10) Giga/L đến 11.000 WBC mỗi microliter. Tuy nhiên, phạm vi này có thể thay đổi một chút từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác, tùy thuộc vào vị trí của mỗi cá nhân và thậm chí có thể thay đổi theo độ tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng các phép đo và tính toán khác nhau hoặc kiểm tra các mẫu khác nhau, do đó, hoàn toàn có thể phạm vi của các tế bào bạch cầu trong máu của người bình thường sẽ hơi khác một chút. Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả khám sức khỏe của mình.
Chỉ số WBC phản ánh số lượng tế bào bạch cầu (WBC) trong máu. Định lượng bạch cầu rất quan trọng để giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bạn. Ở một người khỏe mạnh bình thường, lượng bạch cầu trong máu nằm trong khoảng 4,00-10,00 G/L. Nếu chỉ số không ở mức trên là dấu hiệu cảnh báo các bệnh sau:
Chỉ WBC tăng trong các trường hợp viêm nhiễm, bệnh lý máu ác tính, các bệnh bạch cầu như: bệnh bạch cầu lympho cấp, bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, bệnh u bạch cầu, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem mình có đang dùng thuốc làm tăng số lượng bạch cầu hay không, chẳng hạn như corticosteroid.
WBC giảm trong các trường hợp thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu vitamin B12 hoặc axit folic (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm tỷ lệ sống sót). Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây giảm bạch cầu: Phenothiazin, chloramphenicol, aminopyrine.
Chỉ số bạch cầu tăng hay giảm cũng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng sau, bạn nên đi khám kịp thời để chẩn đoán kịp thời.
Hi vọng qua những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu, bạn đã biết được chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì. Chúc bạn sức khỏe!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.