Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày có ăn được yến mạch không?

Ngày 16/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Yến mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người bị đau dạ dày thường được khuyên nên ăn yến mạch để điều trị bệnh đau dạ dày. Vậy người bị đau dạ dày có ăn được yến mạch không, có lợi ích gì cho sức khỏe?

Yến mạch thường được sử dụng như món ăn sáng vì là loại ngũ cốc giàu dưỡng chất. Hơn nữa, thực phẩm này có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy những người bị đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Cách ăn thế nào có hiệu quả và nên lưu ý điều gì để không bị phản tác dụng.

Đau dạ dày ăn yến mạch được không?

Nhiều người bị đau dạ dày thắc mắc rằng "Đau dạ dày ăn yến mạch được không?". Các chuyên gia dinh dưỡng trả lời là có, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được yến mạch. Tại sao yến mạch lại tốt cho người bị đau dạ dày?

Yến mạch là loại ngũ cốc chứa nhiều carbohydrate hấp thu chậm nên bạn sẽ có cảm giác no lâu, đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, trong yến mạch còn chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa, chất đạm cùng nhiều vitamin và dưỡng chất khác. Do đó, người bị đau dạ dày ăn yến mạch rất tốt.

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? 1
Nhiều người bị đau dạ dày thắc mắc rằng đau dạ dày ăn yến mạch được không?

Công dụng của yến mạch với sức khỏe

Yến mạch mang đến rất nhiều công dụng hữu ích cho dạ dày và sức khỏe như sau:

  • Cải thiện đường tiêu hóa: Dùng yến mạch có thể cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, phòng chống táo bón nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao.
  • Giảm thiểu cholesterol: Chất xơ hòa tan và acide lineique trong yến mạch có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol xấu có trong máu, từ đó làm sạch thành động mạch, ngăn ngừa tai biến…
  • Kiểm soát đường máu: Chất xơ hòa tan của yến mạch rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường vì làm giảm hấp thụ glucose ở ruột, giảm lượng đường trong máu.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Yến mạch cũng rất tốt cho hệ thần kinh trung ương nhờ hàm lượng vitamin nhóm B cao.
  • Phòng các bệnh lý về tuyến giáp: Yến mạch giúp kích thích tuyến giáp, sản xuất hormon, dự phòng rối loạn chuyển hóa nhờ hàm lượng iod và chất khoáng dồi dào.
  • Cải thiện miễn dịch: Chất beta-glucan trong yến mạch có thể giúp các tế bào miễn dịch xác định được vị trí bị nhiễm trùng và loại bỏ vi sinh vật gây bệnh.
  • Lợi tiểu: Yến mạch giúp lợi tiểu đáng kể vì chứa chất silicium có thể thải trừ acid uric.
  • Giảm cân: Lượng carbohydrate có trong yến mạch mang đến cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, điều chỉnh lại lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, có tác dụng giảm cân nhanh chóng.
  • Tốt cho dạ dày: Các thành phần trong yến mạch có thể giúp cải thiện cơn đau hiệu quả thông qua việc hấp thụ lượng axit dư thừa sau khi ngủ. Hàm lượng cholesterol thấp của yến mạch rất lành mạnh cho thành dạ dày.
Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? 2
Lượng carbohydrate có trong yến mạch có tác dụng giảm cân

Ăn yến mạch thế nào cho đúng cách?

Đau dạ dày ăn yến mạch rất tốt. Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng của yến mạch, cần phải sử dụng yến mạch đúng cách. Bạn hãy lưu ý những hướng dẫn sau:

Cách ăn yến mạch

  • Thời điểm ăn yến mạch: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn yến mạch vào buổi sáng là tốt nhất. Chỉ cần ăn một tô yến mạch vào buổi sáng, bạn có thể duy trì cảm giác no cho đến tận buổi trưa. Tuy nhiên, tùy sở thích, bạn vẫn có thể ăn yến mạch vào bất cứ lúc nào mà không gặp tác hại gì cho sức khỏe.
  • Cách chế biến mạch: Có nhiều loại yến mạch để lựa chọn, tùy vào nhu cầu của bạn bao gồm các loại yến mạch cắt nhỏ, yến mạch nguyên hạt, yến mạch xay mịn thành bột, yến mạch cán mỏng. Có nhiều cách khác nhau để chế biến yến mạch sau khi đã luộc chín với nước như vo viên lại và nướng lên, nấu cháo chung với protein tổng hợp, xay sinh tố để uống, kết hợp yến mạch với thịt gà, bột mì, trứng…
  • Liều lượng ăn yến mạch: Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu yến mạch? Bạn có thể yên tâm sử dụng yến mạch nhiều lần trong ngày, không giới hạn về số lần dùng vì yến mạch không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều yến mạch, bạn chỉ nên dùng một lượng thích hợp với cơ địa của bản thân.
  • Tần suất ăn yến mạch: Có nên ăn yến mạch thật nhiều cùng lúc không? Bạn nên ăn yến mạch mỗi ngày, nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ khác nhau.
  • Tác dụng của yến mạch: Yến mạch không phải là thuốc nên không đem lại hiệu quả nhanh mà chỉ hỗ trợ diều trị. Đây là thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất. Yến mạch có tác dụng hay không, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? 3
Có thể ăn yến mạch hàng ngày, mỗi ngày chia thành nhiều bữa khác nhau

Cách chế biến yến mạch

  • Trước khi nấu cần ngâm yến mạch thô: Để tránh được nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi ăn yến mạch, bạn nên ngâm yến mạch trong chất lỏng, đặc biệt là trong nước trái cây. Ngoài ra, yến mạch thô còn chứa axit phytic kháng dinh dưỡng nên cơ thể khó hấp thu khoáng chất. Do đó, trước khi chế biến, bạn cần ngâm yến mạch thô trong ít nhất 12 tiếng.
  • Không nên nấu yến mạch quá lâu: Bạn không cần mất nhiều thời gian trong chế biến vì yến mạch rất dễ chín. Thậm chí, bạn không cần nấu mà chỉ cần làm chín yến mạch trong lò vi sóng. Việc nấu yến mạch quá lâu dễ làm mất chất dinh dưỡng vốn có trong yến mạch cũng như làm giảm đi hương vị hấp dẫn của món ăn.
  • Không chế biến yến mạch với sữa bò: Không ít người kết hợp sữa bò và yến mạch trong chế biến, tuy nhiên cách làm này không tốt cho những người bị đau dạ dày. Sữa động vật gây ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày vì có khả năng thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều axit dịch vị. Bạn có thể dùng sữa thực vật hoặc nước hầm xương thay vì dùng sữa động vật.

Tóm lại, với câu hỏi "Đau dạ dày có ăn được yến mạch không?" Câu trả lời là "Có". Tuy nhiên người bệnh cần phải có chế độ ăn uống điều độ, hợp lý và phân bố thời gian ăn cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để có được bữa ăn ngon miệng và, không còn tình trạng đau dạ dày.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin