Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Giải đáp thắc mắc: Độ dài xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?

Ngày 24/02/2023
Kích thước chữ

Đánh giá chiều dài xương sống mũi của thai nhi theo tuần là chỉ số quan trọng khi làm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi về rằng xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao. Cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Chiều dài xương sống mũi của các em bé khi còn trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, dân tộc, dinh dưỡng, tuổi thai. Đánh giá chiều cao xương sống mũi của thai nhi sẽ giúp tầm soát nhiều vấn đề trước khi trẻ ra đời.

Vì sao cần đánh giá chiều dài xương sống mũi của thai nhi?

Chiều cao xương sống mũi của thai nhi là chỉ số quan trọng để giúp các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay không.

Down là hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan đến những bất thường về nhiễm sắc thể. Hiện nay, hội chứng Down được tầm soát trong 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào tuổi của mẹ, đo độ mờ sinh hóa và sàng lọc huyết thanh của mẹ đem lại kết quả chẩn đoán chính xác 85 - 90%. Đặc điểm của hội chứng này là thai nhi khi sinh ra có chiều dài xương sống mũi ngắn hơn bình thường, mặt phẳng. Do đó, siêu âm đánh giá xương mũi đã được thêm vào trong xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.

giai-dap-thac-mac-do-dai-xuong-song-mui-thai-nhi-bao-nhieu-la-cao-1 Kiểm tra độ dài xương sống mũi thai nhi là xét nghiệm sàng lọc quan trọng

Theo nhiều nghiên cứu ban đầu, xương sống mũi của thai nhi không được tìm thấy trong các lần siêu âm từ tuần 11 - 14 cho thấy khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh Down là rất cao. Khả năng trẻ sơ sinh mắc hội chứng này còn lớn hơn nếu mẹ vẫn không nhìn thấy xương mũi của thai nhi hoặc chiều dài xương sống mũi thấp hơn tiêu chuẩn trong lần siêu âm tuần 24.

Bên cạnh đó, việc thống nhất xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Theo nhiều báo cáo cho biết, ảnh hưởng của sắc tộc ảnh hưởng đến chiều dài xương sống mũi. Trong báo cáo ghi rõ, tỷ lệ giảm sản xương mũi thai nhi ở những sản phụ gốc Phi cao hơn so với sản phụ da trắng. Ngoài ra, việc xác định chiều dài xương sống mũi của các em bé từ khi còn trong bụng mẹ là kĩ thuật khó, đòi hỏi các bác sĩ siêu âm phải có tay nghề cao.

Khi nào cần khảo sát chiều dài xương sống mũi thai nhi?

Để việc siêu âm xác định chiều dài xương sống mũi thai nhi đạt độ chính xác cao, cha mẹ cần phải nắm được các mốc khám thai kiểm tra chỉ số này.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia đầu ngành, từ tuần 11 đến ngày 6 tuần 13, sản phụ cần siêu âm kiểm tra chiều dài xương sống mũi của thai nhi. Lý do bởi vì khi bướng sang tuần thai thứ 12, mũi đã hình thành như một phần đường thở và thai nhi có chiều dài đầu mông từ 64 - 75mm, đây là thời điểm tốt nhất để kiểm tra xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao. Nếu lúc này siêu âm thấy thai nhi không có xương mũi, cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá, bởi đây là giai đoạn khá sớm để khẳng định chiều dài sống mũi của thai nhi. Mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi và kiểm tra lại từ 1 - 2 tuần sau đó.

Từ các lần tiếp theo, việc siêu âm xương sống mũi sẽ được thực hiện vào các quý của thai kỳ. Các bác sĩ sản khoa tiếp tục siêu âm thai để xác định chiều dài xương sống mũi và chẩn đoán liệu trẻ sinh ra có mắc hội chứng Down hay không. Trong trường hợp thai nhi siêu âm không thấy sống mũi sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm Double test, Triple test, NIPT để sàng lọc nguy cơ mắc hội chứng Down trước khi sinh. 

Giải đáp: Độ dài xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?

Ngoài việc siêu âm kiểm tra chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng của thai nhi thì kiểm tra độ dài xương sống mũi cũng là vấn đề các mẹ bầu quan tâm. Dưới đây là tiêu chuẩn chiều dài xương sống mũi thai nhi theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philippines:

  • Tuần thai thứ 11: Độ dài xương sống mũi 1.96mm;
  • Tuần thai thứ 12: Độ dài xương sống mũi 2.37mm;
  • Tuần thai thứ 13: Độ dài xương sống mũi 2.90mm;
  • Tuần thai thứ 14: Độ dài xương sống mũi 3.44mm;
  • Tuần thai thứ 15: Độ dài xương sống mũi 4.05mm.

Từ tuần thứ 20 trở đi, thai nhi có độ dài sống mũi bình thường sẽ dao động trong con số 4.50mm. Đến tuần thai thứ 22, nếu em bé có độ dài xương sống mũi từ 4.50mm trở lên là bình thường, từ 3.50mm đổ xuống nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.

giai-dap-thac-mac-do-dai-xuong-song-mui-thai-nhi-bao-nhieu-la-cao-2 Giải đáp xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao

Tuy nhiên, các con số ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, sự dài ngắn của xương mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu cha mẹ có xương sống mũi ngắn thì nhiều khả năng bé sinh ra cũng có sống mũi ngắn. Do đó, việc làm xét nghiệm kiểm tra độ dài xương sống mũi chưa thể khẳng định hoàn rằng bé sẽ mắc hội chứng Down.

Những biện pháp cải thiện chiều dài xương sống mũi thai nhi

Để thai nhi được phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều dài xương sống mũi được cải thiện, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau.

Kế hoạch sinh sản hợp lý

20 - 35 tuổi là giai đoạn vàng để phụ nữ mang thai bởi chúng sẽ giúp hạn chế các rủi ro, biến chứng không mong muốn trong thai kỳ. Do đó, các bậc cha mẹ nên có kế hoạch sinh con trước 35 tuổi để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên tầm soát bệnh Down từ tuần thai thứ 12, khám sức khỏe tổng quát, tiêm đầy đủ vắc-xin cần thiết trong thời gian này.

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là biện pháp giúp cải thiện chiều dài xương sống mũi của thai nhi. Mẹ bầu cần đảm bảo được cung cấp đủ 5 nhóm dưỡng chất cần thiết gồm: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao còn phụ thuộc sản phụ có ăn uống đủ chất, kiêng khem các chất kích thích hay không.

giai-dap-thac-mac-do-dai-xuong-song-mui-thai-nhi-bao-nhieu-la-cao-3 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thời kỳ mang thai

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm các công việc quá sức, vận động mạnh; hạn chế sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm để trẻ sinh ra phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thực hiện các thói quen lành mạnh như: Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và ngủ từ 23 giờ, bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ,...

Với những thông tin hữu ích trên, mong rằng các bậc cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?” Qua bài viết này, mong rằng các bậc cha mẹ sẽ chú ý đến sức khỏe của mẹ bầu nhiều hơn, để thai nhi sinh ra được phát triển một cách toàn diện nhất.

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.