Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước cất là loại nước thu được sau quá trình chưng cất đặc biệt, thường được dùng trong lĩnh vực y tế, thẩm mỹ, công nghiệp,... Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc nước cất có uống được không?
Nước cất vốn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống từ làm đẹp, nghiên cứu, y tế, công nghiệp. Nước cất là loại nước sở hữu độ tinh khiết cao nhất. Càng được chưng cất qua nhiều lần, độ tinh khiết của nước càng cao. Vậy nước cất là gì? Nước cất có uống được không? Uống nước cất có sao không?
Nước cất là một loại nước tinh khiết thu được bằng phương pháp chưng cất. Nước sẽ được đun sôi sau đó bốc hơi và tạo ra nước ngưng tụ. Nước ngưng tụ có độ tinh khiết cao, không pha tạp chất gọi là nước cất. Các vật dụng chưng cất và chứa nước sau chưng cất đều phải đảm bảo sạch sẽ.
Quy trình tạo thành nước cất khá đơn giản nên chúng ta có thể thực hiện tại nhà bằng cách đun nóng nước nấu ăn bình thường. Tuy nhiên, cách làm này tốn thời gian và công sức. Nước cất cũng được đóng chai, đóng bình bán sẵn tại các nhà thuốc hoặc phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất. Càng trải qua nhiều lần chưng cất, độ tinh khiết của nước càng cao. Số lần chưng cất cũng là căn cứ để phân loại nước cất từ nước cất lần 1 đến nước cất lần 3.
Trước khi giải đáp thắc mắc nước cất có uống được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nước cất dùng để làm gì. Loại nước tinh khiết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như:
Nước cất dùng để làm sạch dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật, làm sạch vết thương hở, làm sạch mắt hay nước cất pha tiêm (pha với các loại thuốc bột để thành hỗn dịch tiêm).
Trong y tế, nước cất còn được dùng để pha thuốc kháng sinh bởi sẽ không làm biến đổi tính chất của thuốc.
Đây cũng là loại nước được sử dụng cho các loại máy móc ý tế như máy chạy thận, máy oxy cho người bệnh.
Nước cất không chứa tạp chất rất thích hợp để làm dung môi cho các dung dịch cần nghiên cứu. Vì không chứa tạp chất nên thí nghiệm sẽ cho ra phản ứng hóa học chính xác nhất.
Các dụng cụ thí nghiệm được làm sạch bằng nước cất sẽ đảm bảo được độ chính xác cao, cho ra kết quả thí nghiệm trung thực nhất.
Nước cất được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất. Khi được sử dụng để pha loãng các loại hóa chất, nước cất sẽ không làm thay đổi tính chất đặc biệt của hóa chất.
Các loại máy móc công nghiệp cần làm mát nếu sử dụng nước cất sẽ hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.
Người ta cũng sử dụng nước cất để châm sạch ắc quy ô tô, xe máy, lò hơi,...
Nước cất hay Eau trong mỹ phẩm là loại nước siêu tinh khiết được sử dụng trong pha trộn, sản xuất mỹ phẩm. Việc dùng nước cất giúp các nhà sản xuất loại bỏ vi khuẩn, kim loại nặng và các tác nhân gây hại cho da tồn tại trong mỹ phẩm.
Với quy mô phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu muốn có nước cất chỉ cần chưng cất bằng máy và bình thủy tinh. Với quy mô công nghiệp, nước cất được sản xuất bằng hệ thống máy móc hiện đại. Các thiết bị chủ yếu được làm bằng chất liệu inox cao cấp. Nước cất sản xuất xong được đóng trực tiếp vào chai vô trùng để tránh nhiễm tạp chất.
Với quy trình công nghiệp, nước nguồn ban đầu sẽ được đưa vào buồng xử lý RO để lọc tạp chất ban đầu. Nước đầu ra có thể sử dụng để uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Tiếp theo, nước đã lọc được đưa đến máy chưng cất để tạo ra nước tinh khiết. Dây chuyền này có thể chưng cất 1 lần, 2 lần, 3 lần để thu được nước cất với độ tinh khiết khác nhau.
Các chai đựng được khử trùng bằng tia UV, bề mặt chai được vệ sinh bằng khí ozon. Sau khi được làm sạch, chai được bảo quản trong môi trường vô khuẩn để chờ đóng nước. Nước chưng cất xong sẽ được chuyển vào chai trực tiếp và đóng kín để không ảnh hưởng đến độ tinh khiết.
Vì quy trình sản xuất nước cất khá phức tạp nên nó cũng có giá thành cao hơn các loại nước tinh khiết dùng để uống thông thường. Nhưng liệu đây có phải lý do duy nhất khiến việc sử dụng nước cất để uống không phổ biến? Với câu hỏi nước cất có uống được không, câu trả lời của các chuyên gia là hoàn toàn có thể. Nước cất không chứa tạp chất nên có độ an toàn cao nên phù hợp để uống. Nhưng bạn chỉ nên dùng nước cất như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, không thể dùng để thay thế hoàn toàn nước uống hàng ngày.
Nếu sử dụng nước cất là nguồn nước uống duy nhất, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh về sức khỏe. Nước cất bị loại bỏ hoàn toàn nhiều khoáng chất thiết yếu với cơ thể như Canxi, Magie, Kali, Natri,... Những chất khoáng này đều rất có lợi và cần thiết với hoạt động của hệ cơ xương và hệ thần kinh. Sử dụng nước cất quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu hụt những khoáng chất kể trên.
Độ pH của nước cất khoảng 5.5. Nếu uống quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày. Người dùng dễ gặp các tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, đau dạ dày,... Acid trong cơ thể tăng cao cũng tạo môi trường thuận lợi cho các gốc tự do phát triển. Vì thế, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư cũng cao hơn. Thậm chí nhiều người còn uống bổ sung nước khoáng cùng với nước lọc hàng ngày.
Vậy nước cất có uống được không? Nước cất là một nguồn nước tinh khiết và rất hữu ích trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng nước cất cần phải được thực hiện đúng cách và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng để tránh bị nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại khác.
Nước cất không phù hợp với những người đang ăn kiêng giảm cân, người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy,... Những đối tượng trên cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phong phú. Dùng nhiều nước cất sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.