Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người đã được thưởng thức món ăn từ rau đắng và rau ngổ nhưng chưa biết phân biệt hai loại rau này. Cùng tìm hiểu ngay: “Rau đắng có phải rau ngổ không?”.
Rau đắng và rau ngổ là hai gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn Việt Nam. Bên cạnh tác dụng gia tăng hương vị cho món ăn, rau đắng và rau ngổ còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc: “Rau đắng có phải rau ngổ không?” vì chưa biết phân biệt hai loại rau này. Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây!
“Rau đắng có phải rau ngổ không?” là thắc mắc của nhiều người. Hai loại cây này dễ bị nhầm lẫn vì có hình dáng khá giống nhau, đều là thân thảo và thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Tuy nhiên, thực tế, rau đắng và rau ngổ là hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại rau đều có những hương vị, đặc điểm và công dụng riêng.
Cùng là cây thân thảo và phát triển ở nơi có điều kiện ẩm ướt, rau đắng và rau ngổ dễ bị nhầm lẫn. Sau khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Rau đắng có phải rau ngổ không?”, hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm giúp phân biệt hai loại rau này. Đó là:
Rau đắng hay còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá,... là loại cây thấp, mọc thành từng chùm trên mặt đất, sống quanh năm. Có hai loại rau đắng phổ biến là: Rau đắng đất và rau đắng biển (cây biển súc). Lá rau nhỏ, hơi tròn, mọc đối xứng trên thân cây. Điểm đặc trưng của loại rau này là vị đắng tự nhiên, nhưng không có tính độc.
Rau đắng đất thường được dùng để chữa trị một số bệnh về tiêu hóa, đường tiết niệu, giải độc cơ thể,...
Rau ngổ hay còn gọi là rau ôm, rau cúc nước, rau ngò om, rau ngổ trâu,... là loại cây thường thấy ở quanh các ao, hồ. Loại rau này mọc quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào mùa hè. Thân rau ngổ mềm xốp, chứa nhiều nước, lá rau có răng cưa nhỏ, mùi hương thơm mát cùng vị cay nhẹ.
Rau ngổ được dùng để giải quyết các chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, phát ban đỏ,... hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, đặc biệt là sỏi thận.
Rau đắng là thực phẩm quen thuộc và có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh loại rau này. Nhiều người không chỉ quan tâm tới công dụng, mà còn thắc mắc về liều lượng, cách dùng, đối tượng sử dụng,... của loại rau này. Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc phổ biến cùng lời giải đáp mà bạn có thể tham khảo:
Rau đắng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Cách phổ biến nhất là chế biến thành những món xào, món canh hoặc làm rau nhúng lẩu. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn sống rau đắng hoặc trộn gỏi để dễ ăn hơn. Đặc biệt, nhiều người còn phơi khô rau đắng đất rồi sắc thuốc cùng một số thảo dược khác để uống hàng ngày.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ mang thai không được ăn rau đắng. Nguyên nhân là vì chất charatin có trong rau đắng làm co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu, từ đó tăng nguy cơ bị xuất huyết, sảy thai. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, cần được chú ý về chế độ dinh dưỡng. Ngoài rau đắng, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các loại rau như: Rau ngót, rau ngải cứu, rau răm,...
Bên cạnh “Rau đắng có phải rau ngổ không?” nhiều người cũng thắc mắc những thực phẩm nào không nên ăn với rau đắng. Theo nghiên cứu y học, rau đắng không chứa độc tố. Đây là loại rau hoàn toàn lành tính và có thể kết hợp với tất cả các thực phẩm. Thậm chí, người dân Nam Bộ còn rất yêu thích món lẩu cá lóc ăn cùng rau đắng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi thêm rau đắng vào các món ăn nhé!
Ăn rau đắng mang lại nhiều lợi ích cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bạn nên cân đối lượng rau đắng trong bữa ăn cho phù hợp với bản thân. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể ăn rau đắng hàng ngày nhưng không được ăn liên tục trong vòng 3 tháng. Ngoài rau đắng, bạn nên kết hợp thêm nhiều loại rau và thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Rau đắng được người dân Nam Bộ sử dụng như một bài thuốc giải độc gan hiệu quả. Theo Đông y, rau đắng đất giống như các loại rau xanh khác, đều chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, bảo vệ gan. Vì thế, loại rau này là thành phần của nhiều bài thuốc, là thảo dược giải độc gan, điều trị nóng trong người.
Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: “Rau đắng có phải rau ngổ không?”. Hai loại rau này đều mang lại những lợi ích về sức khỏe, bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.