Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Nóng trong người

Nóng trong người là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin

Nóng trong người còn gọi là nội nhiệt, là tình trạng mà cơ thể bạn luôn cảm thấy khó chịu, bí bách ở trong cơ thể. Nóng trong người là một trong những vấn đề phổ biến thường gặp, tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiệt độc tích tụ lâu dài sẽ làm nội tiết thay đổi, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng yếu dần,… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nóng trong người

Nóng trong người là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy nóng bừng, khó chịu và bí bách ở một phần hay toàn bộ cơ thể. Đây có thể đang báo động rằng chức năng thận, gan của bạn đang mắc phải một vấn đề nào đó làm cho các chất độc trong quá trình đào thải không được chuyển hóa hoàn toàn mà tích tụ bên trong cơ thể.

Khi nóng trong người, bạn sẽ cảm nhận nhiệt độ trong cơ thể cao nhưng lại không sốt, tay chân luôn ra mồ hôi, nước tiểu vàng, táo bón, nổi nhiều mụn nhọt khắp cơ thể như trong miệng, mặt, lưng,…

Nóng trong người thường xảy ra vào mùa hè vì thời tiết oi bức sẽ gây ra cảm khó chịu, nóng nực ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra, nóng trong người còn phụ thuộc vào nội tiết trong cơ thể thay đổi như tới kỳ kinh nguyệt, có thai hoặc do các yếu tố bên ngoài như sinh hoạt, chế độ ăn uống.

Triệu chứng nóng trong người

Những dấu hiệu và triệu chứng của nóng trong người

Thông thường, những triệu chứng của nóng trong người sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhận biết được. Tùy vào từng người sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng nóng trong người thường gặp là:

Thay đổi nhiệt độ: Khi nóng trong người, nhiệt độ trong cơ thể luôn cao, bạn sẽ luôn cảm thấy da nóng bức, khó chịu kể cả thời tiết đang mát mẻ.

Mẫn ngứa, mụn nhọt: Là triệu chứng phổ biến thường gặp, do chức năng gan bị suy yếu làm giảm khả năng thanh lọc và chuyển hóa của các chất độc tố dẫn đến việc các chất độc tố không được đào thải hoàn toàn lâu dần sẽ xâm nhập qua da làm xuất hiện mụn nhọt, phù nề, mẫn ngứa, mề đay.

Màu da có sự thay đổi: Khi nóng trong người, lượng bilirubin không được bài tiết ra ngoài dẫn đến tích tụ dưới da gây vàng da, da càng vàng cho thấy lượng bilirubin tích tụ trong cơ thể càng nhiều. Da vàng thường gặp ở các vùng như lòng bàn chân, tay, kết mạc mắt, lưỡi.

Mắt có biểu hiện mỏi và xuất hiện vết thâm quầng: Mặc dù không phải tập trung nhìn quá lâu, nhưng bạn có thể cảm thấy mỏi mắt, đôi khi mắt sẽ xuất hiện vết thâm quầng. Đây có thể là dấu hiệu bạn đang bị nóng trong người.

Hơi thở có mùi hôi, khó chịu: Khi gan gặp tổn thương, chất amoniac sẽ được sản sinh ra nhiều gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và giảm vị giác.

Nhiệt miệng, khô môi, nứt nẻ: Là những dấu hiệu bạn đang thiếu nước.

Chảy máu chân răng, chảy máu cam: Nóng trong người sẽ gây tình trạng chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Đây là dấu hiệu nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng nếu để tình trạng này kéo dài.

Mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không sâu giấc: Cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nóng nực và khó chịu khi nóng trong người làm cho não bộ của bạn không được thư giãn để đi vào giấc ngủ ngon được.

Cơ thể gầy gò, ăn nhiều mà không tăng cân: Nóng trong người làm cho cơ thể của bạn hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa kém dẫn tới cơ thể của bạn sẽ gầy gò, khó tăng cân cho dù bạn có ăn nhiều.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thông thường, bạn sẽ bị táo bón khi nóng trong người mặc dù bạn ăn đủ chất xơ và chế độ ăn uống khoa học, do cơ thể không thể chuyển hóa và đào thải hết lượng chất béo. Ngoài ra khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gan và ruột làm việc kém hiệu quả dẫn đến phân thường có màu bạc hơn và nước tiểu có màu vàng hơn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nóng trong người

Thông thường, nóng trong người không gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu để tình trạng này xảy ra mà không can thiệp sẽ dẫn đến nhiệt độc tích tụ lâu dài làm nội tiết thay đổi, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng yếu dần, dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm độc thần kinh,…

Ngoài ra, tình trạng nóng trong người sẽ làm bạn thấy nóng bức, khó chịu và bứt rứt từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sống của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên tới gặp bác sĩ khi bạn cảm thấy nóng trong người kèm những dấu hiệu sau:

Giảm cân không rõ nguyên nhân;

Chóng mặt;

Nhịp tim nhanh;

Tức ngực;

Ngất xỉu;

Ra mồ hôi vào ban đêm mà không phải do các yếu tố bên ngoài.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nóng trong người

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng trong người. Có thể do chế độ ăn uống không khoa học, những yếu tố bên ngoài hay nguyên nhân bên trong. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người là:

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nóng trong người, những bệnh nhân này thường ăn nhiều đạm, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ nhưng lại ít ăn chất xơ, rau xanh, trái cây. Làm cho thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.

Uống ít nước: Bạn cần phải cung cấp cho cơ thể từ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày, nếu không sẽ làm cho quá trình bài tiết bị cản trở, chất thải không bài xuất ra ngoài được gây nóng.

Lười vận động: Lười vận động sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến quá trình tiêu hóa, bài tiết diễn ra chậm gây nóng trong người.

Chức năng gan, thận giảm: Chức năng của gan, thận suy yếu khiến cho các chất độc không được đào thải ra ngoài làm chúng tích tụ nhiều trong cơ thể.

Mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố trong người sẽ thay đổi làm cho thai phụ cảm thấy nóng và chảy nhiều mồ hôi hơn bình thường.

Bị cường giáp: Khi bị cường giáp, tuyến giáp của bạn sẽ hoạt động quá mức sản sinh ra nhiều năng lượng gây ra tình trạng nóng trong người.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc khi uống vào sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng trong người như là: Thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc huyết áp,…

Các yếu tố khác: Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thời tiết nóng, làm việc ở môi trường ô nhiễm,…

Chia sẻ:

Hỏi đáp (0 bình luận)