Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rệp giường là côn trùng ký sinh thường xuất hiện trong nhà, nhất là phòng ngủ. Rệp giường cắn thường gây ngứa ngáy với các nốt mụn đỏ nổi lên. Vậy rệp giường cắn có nguy hiểm không? Cách xử lý vết thương thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.
Rệp giường là côn trùng ký sinh có kích thước rất nhỏ và chạy rất nhanh. Chúng rất yêu thích những chỗ trú ẩn như gầm giường, các ngóc ngách trong phòng ngủ. Rệp giường cắn có nguy hiểm không? Phải làm gì khi phát hiện bị rệp giường cắn? Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Rệp là loại côn trùng ký sinh có màu nâu vàng như gián. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ, rệp sẽ hút màu người khi chúng ta ngủ. Rệp giường thường ẩn nấp ở các vết nứt như nệm, hộp lò xo, khung giường, đầu giường, tấm thảm, rèm cửa. Rất khó để tiêu diệt rệp trong nhà vào thời gian ngắn bởi chúng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác rất nhanh. Khi bị rệp giường cắn, vết thương để lại trên da thường có màu đỏ và có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa. Vết cắn thường gây ngứa, chúng phân tán hoặc cụm lại và chủ yếu sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay và bàn tay.
Vậy rệp giường cắn có nguy hiểm không? Câu trả lời là bạn không cần quá lo lắng bởi đa phần vết cắn do rệp giường gây ra chỉ gây ngứa, thậm chí một số người không có phản ứng gì khi bị cắn. Tuy nhiên không được chủ quan bởi cũng có trường hợp bị phản ứng như ngứa kéo dài, mụn nước và nổi mề đay xung quanh vùng bị cắn.
Đặc biệt các vết rệp giường cắn thường hay bị nhầm lẫn bởi vết muỗi đốt. Cần phân biệt rõ ràng để kịp thời điều trị:
Sau khi giải đáp được thắc mắc rệp giường cắn có nguy hiểm không thì ta cần biết đến cách xử lý vết thương sau khi bị côn trùng đốt. Đầu tiên bạn cần phải làm sạch vùng da bị cắn với nước sạch và xà phòng, hạn chế chà xát hay gãi ngứa để vết cắn không bị nhiễm trùng. Sau đó bôi lên da một lớp kem bôi có chứa hydrocortisone, thoa kem chống ngứa thậm chí có thể dùng thêm thuốc uống kháng sinh histamin để giảm ngứa và sưng.
Vết rệp giường cắn thường sẽ rất nhanh lành, nhưng nếu vết thương bị sưng, kích ứng kéo dài thì buộc phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Khi tình trạng dị ứng hay nhiễm trùng xảy ra, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh, corticosteroid, epinephrine.
Rệp giường cắn có nguy hiểm không? Không! Nhưng chúng thực sự gây phiền phức cho cuộc sống của chúng ta. Có cách nào để xử lý triệt để rệp giường khi chúng tồn tại trong nhà? Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm:
Vệ sinh nệm, chiếu, chăn, gối định kỳ để tiêu diệt rệp giường. Các đồ vật xung quanh phòng như rèm cửa, thảm cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nên sấy khô các vật dụng này sau khi giặt bằng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi ẩm thấp chính là điều kiện lý tưởng để rệp giường sinh sôi.
Một số gia đình Việt thường dùng chổi để vệ sinh nhà. Tuy nhiên trong các ngóc ngách nhỏ, khu vực dưới gầm giường thì chổi không thể làm sạch như máy hút bụi. Sử dụng máy hút bụi sẽ giúp tiêu diệt rệp giường hiệu quả hơn.
Baking soda là chất bột trắng có tính kiềm, mặn và có khả năng hút ẩm cao. Chúng sẽ tiêu diệt được rệp giường nhờ vào cơ chế hút nước từ cơ thể rệp và chúng sẽ chết khô. Nếu phát hiện phòng của bạn có xuất hiện rệp giường thì hãy dùng baking soda để rải đều xung quanh giường, tường, cửa sổ. Sau đó dùng chổi hay máy hút bụi để dọn dẹp baking soda hàng tuần.
Tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cây trà giúp xua đuổi và dự phòng rệp giường đốt. Để loại bỏ rệp giường một cách hiệu quả, hãy pha tinh dầu nguyên chất với nước lạnh sau đó dùng bình xịt đều khắp phòng. Ngoài việc loại bỏ được rệp giường, tinh dầu còn giúp bạn thư giãn.
Như đã đề cập ở trên, tiêu diệt rệp giường hết sạch trong thời gian ngắn là rất khó bởi chúng nhỏ và lẩn trốn rất nhanh. Bạn cần phải kiên nhẫn thực hiện. Chỉ cần phát hiện bất kỳ vết tích cho thấy có sự xuất hiện của rệp như lớp vỏ sau lột xác, các đốm đen tìm thấy theo các đường nối nệm có thể là phân của rệp hoặc nhìn thấy các côn trùng màu nâu vàng li ti thì hãy bắt tay vào việc diệt rệp ngay nếu không muốn chúng sinh sôi đông hơn.
Trên đây là những chia sẻ về rệp giường cắn có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn loại côn trùng ký sinh này và có cho mình những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Xem thêm: Bị rệp giường cắn bôi thuốc gì