Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Tật dính thắng lưỡi có nói được không?

Ngày 08/10/2022
Kích thước chữ

Ở nước ta, theo thống kê có khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi. Vậy dính thắng lưỡi là gì? Khi bé bị dính thắng lưỡi có nói được không? Hãy dành ít phút để tham khảo bài viết sau nhé!

Bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ còn có tên gọi khác là dính phanh lưỡi. Dính thắng lưỡi có nói được không hiện đang là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi con không may mắc phải loại dị tật này. Để trả lời cho câu hỏi trên mời bạn theo dõi bài đọc dưới đây.

Bệnh dính thắng lưỡi là gì?

Tật dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị dày, ngắn hoặc căng, khiến hạn chế các cử động của lưỡi. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải dị tật này. Cụ thể ngay trong tháng đầu sau sinh, khoảng 4 đến 5% trẻ được phát hiện bị tật dính dây thắng lưỡi khi thăm khám định kỳ hoặc tiêm chủng.

Trong một vài trường hợp, bé mắc bệnh dính thắng lưỡi phát hiện muộn hơn sau vài tháng, khi ba mẹ kiểm tra thấy con phát âm khó khăn, bú chậm và ít lên cân.

Giải đáp thắc mắc: Tật dính thắng lưỡi có nói được không? 1 Bệnh dính thắng lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh nhẹ được chẩn đoán thông qua quan sát và đo chiều dài của dây thắng lưỡi. Hiện nay, dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh được chia thành 4 mức độ như sau:

  • Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 đến 16 mm.
  • Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8 đến 11 mm.
  • Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3 đến 7 mm.
  • Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị dính thắng lưỡi

Một số dấu hiệu điển hình khi trẻ mắc dính thắng lưỡi phải kể đến như:

  • Bé gặp khó khăn khi bú sữa mẹ.
  • Thắng lưỡi của con ngắn bất thường.
  • Lưỡi của trẻ không thể di chuyển được sang hai bên.
  • Trẻ không thể tự nâng lưỡi trên để chạm đến hàm trên.
  • Khi con khóc, đầu lưỡi thường có hình dạng chữ V.
  • Lưỡi của trẻ không đưa được ra khỏi hàm dưới khoảng từ 1 đến 2mm.

Dính thắng lưỡi có nói được không?

Những trẻ bị dính dây thắng lưỡi vẫn có thể nói chuyện được tuy nhiên sẽ khó phát âm dẫn tới chậm nói hơn người bình thường. Trẻ thường gặp khó khăn khi phát âm các chữ như t, d, s, th, r, z và l. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến con hình thành thói quen phát âm sai và ảnh hưởng đến cách nói chuyện sau này.

Giải đáp thắc mắc: Tật dính thắng lưỡi có nói được không? 2

Trẻ dính thắng lưỡi có nói được không? Trẻ vẫn nói được nhưng phát âm khá khó khăn

Những ảnh hưởng khác của tật dính dây thắng lưỡi với trẻ

Dính thắng lưỡi ngoài việc cản trở trong giao tiếp còn ảnh hưởng đến các vấn đề sau:

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ: Dính thắng lưỡi sẽ khiến quá trình bú sữa gặp nhiều khó khăn, bé thường bú rất lâu dẫn đến chậm lên cân và hay quấy khóc.
  • Bị thưa răng cửa dưới: Dính thắng lưỡi làm cho giữa hai răng cửa hàm dưới hình thành một khoảng trống, đây chính là nguyên nhân khiến răng bị xô dạt, mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Trẻ bị dị tật thắng lưỡi thường khó khăn trong việc dùng lưỡi để làm sạch những mảng vụn thức ăn bám vào răng. Đây là nguy cơ tăng các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng,…
  • Khó khăn trong các hoạt động khác: Bên cạnh đó, bệnh dính thắng lưỡi còn cản trở trẻ thực hiện một số hoạt động khác như chơi nhạc cụ hơi, liếm môi,…

Những cách điều trị dính thắng lưỡi

Thắng lưỡi của trẻ có thể nới lỏng theo thời gian. Vậy nên, khi bé lớn lên tật này có thể sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, thắng lưỡi vẫn tồn tại và gây ra nhiều phiền toái. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên tìm cách khắc phục tình trạng này từ sớm. Hiện tại có 2 cách điều trị phổ biến như:

Cắt thắng lưỡi

Đây là dạng phẫu thuật đơn giản bằng cách không hoặc gây tê. Bác sĩ sau khi kiểm tra thắng lưỡi của trẻ sẽ dùng kéo vô trùng cắt đầu lưỡi được tự do. Phương pháp này ít gây khó chịu và khá nhanh chóng vì phần thắng lưỡi không chứa nhiều dây thần kinh.

Trường hợp này máu chảy thường ít, chỉ một vài giọt. Ngay sau phẫu thuật trẻ có thể bú mẹ. Các biến chứng của phương pháp này rất hiếm gặp. Tuy vậy, một số trường hợp trẻ vẫn có thể bị nhiễm trùng, tổn thương lưỡi, tuyến nước bọt hoặc thậm chí để lại sẹo.

Giải đáp thắc mắc: Tật dính thắng lưỡi có nói được không? 3 Cắt thắng lưỡi là một phương pháp điều trị dính thắng lưỡi

Tạo hình thắng lưỡi

Cách này thường được khuyến cáo trong những trường hợp thắng lưỡi của con quá dày. Để tạo hình thắng lưỡi đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê toàn thân, cắt giải phóng thắng lưỡi và khâu lại vết thương bằng chỉ tan. Giống như phẫu thuật cắt thắng lưỡi, tạo hình cũng có thể làm chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương lưỡi hoặc tuyến nước bọt.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn biết được tật dính thắng lưỡi có nói chuyện được không. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin