Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Giải đáp thắc mắc: Trẻ 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

Ngày 13/08/2023
Kích thước chữ

Nếu trẻ không đi đại tiện trong một tuần, có phải cơ thể trẻ có vấn đề gì không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra khi có con nhỏ. Trẻ 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ 1 tuần không đi đại tiện có thể là biểu hiện của trẻ bị táo bón. Táo bón có thể xảy ra sau bữa ăn do thiếu chất xơ, thiếu nước, thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thì đó quả thực là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ.

Vì sao 1 tuần trẻ không đi đại tiện được?

Ở những trẻ bình thường, không bao gồm trẻ sơ sinh thông thường sẽ đi đại tiện 2 ngày một lần. Nếu trẻ không đi đại tiện trong một tuần thì sao? Điều này có thể là do tuần đó trẻ không buồn đi đại tiện hoặc do trẻ muốn đi mà không được.

giai-dap-thac-mac-tre-1-tuan-khong-di-dai-tien-co-sao-khong 1.jpg
Trẻ không đi đại tiện được do muốn đi mà không được

Lúc này, cơ thể của trẻ có thể gặp phải các vấn đề dưới đây:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất, ít chất xơ, lười vận động…
  • Ruột không hoạt động bình thường và co bóp kém khiến trẻ không có dấu hiệu muốn đi vệ sinh hoặc đại tiện.
  • Do dùng canxi, sắt và các loại thuốc khác khiến trẻ bị táo bón, cả tuần không đi đại tiện được.

Trẻ 1 tuần không đi đại tiện là bệnh gì?

Một số tình trạng bệnh lý có thể khiến trẻ cảm thấy không muốn đi đại tiện và trẻ sẽ không đi đại tiện trong một tuần, cụ thể như:

Táo bón

Trẻ bị táo bón là một bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Phân di chuyển rất chậm qua đại tràng hoặc do khối lượng phân chưa đủ để tạo thành khối lớn để thải ra ngoài cơ thể, điều này dẫn đến sự chậm trễ về vấn đề đi đại tiện ở trẻ.

Táo bón là tình trạng do nhiều yếu tố khác nhau gây ra:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: Chế độ ăn thiếu chất xơ cùng với những thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, gây táo bón.
  • Căng thẳng: Đây cũng là một nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Vì căng thẳng gây ra những thay đổi trong chất dẫn truyền thần kinh và hormone. Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, hay quá trình sản xuất enzym tiêu hóa của cơ thể.
  • Ít vận động: Khi bạn ít vận động, các mạch máu trong cơ thể lưu thông kém dẫn đến hoạt động của các cơ quan giảm sút, trong đó có hệ tiêu hóa. Do đó, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn nếu trẻ chăm vận động.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, gây nên các bất thường về vấn đề đi đại tiện hay ăn uống của trẻ.
giai-dap-thac-mac-tre-1-tuan-khong-di-dai-tien-co-sao-khong 2.jpg
Táo bón dẫn đến sự chậm trễ về vấn đề đi đại tiện ở trẻ

Bệnh đường ruột

Trẻ 1 tuần không đi đại tiện có thể là do bệnh lý về đường ruột như dính ruột, u xơ ruột.

  • Dính ruột: là tình trạng ruột bị dính vào thành bụng. Dính ruột để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vì chúng là tắc nghẽn đường dẫn thức ăn hoặc tắc nghẽn mạch máu, gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.
  • U xơ ruột: Khối u có thể khiến trẻ cảm thấy khó tiêu, táo bón và thường bị chướng bụng sau khi ăn nên trẻ thường không buồn đi đại tiện.

Các bệnh lý khác

Một đứa trẻ không đi đại tiện trong một tuần có thể gặp vấn đề về viêm nhiễm, bên cạnh các bệnh điển hình khác, hoặc hoạt động của tuyến giáp và hệ thần kinh suy giảm nên thường không có cảm giác muốn đi vệ sinh.

Trẻ 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

Nếu trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng 1 tuần nay trẻ không đi đại tiện thì rất có khả năng trẻ bị táo bón. Đây là vấn đề phổ biến nhất với những trẻ không đi đại tiện trong một tuần.

Nếu phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ cần thực hiện ngay các biện pháp giúp chống táo bón, bổ sung chất xơ cho trẻ, để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Nếu biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, khi đó mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám giúp tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Ngoài ra, nếu việc điều trị tại nhà của bé không đỡ mà bé có những biểu hiện nghiêm trọng như đau dữ dội, quằn quại thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

giai-dap-thac-mac-tre-1-tuan-khong-di-dai-tien-co-sao-khong 3.jpg
Nếu việc điều trị tại nhà của bé không đỡ thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Bật mí cách chữa trị tình trạng trẻ 1 tuần không đi đại tiện được

Nếu 1 tuần mà trẻ chưa đi đại tiện, cần thực hiện các biện pháp khắc phục sau để trẻ đi được đại tiện sớm:

  • Bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều trái cây, rau quả như táo, lê, dâu, mận khô, bông cải xanh, khoai lang, bí, các loại đậu…
  • Uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm sẽ có xu hướng kích thích hệ tiêu hóa. Do đó, đây là biện pháp cực kỳ hữu ích giúp trẻ sớm đi được đại tiện tại nhà. Bổ sung nhiều chất xơ phải đi kèm với việc bổ sung nước nếu không nó sẽ làm tình trạng táo bón của trẻ ngày càng tồi tệ hơn.
  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi vệ sinh của trẻ: Cha mẹ cần cho trẻ ngồi xổm để lỗ hậu môn được mở ra to nhất, từ đó phân sẽ dễ dàng thải ra bên ngoài hơn.
  • Tập thể dục cho trẻ: Tập thể dục giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực hơn. Từ đó, nó cũng làm cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các bài tập thể dục đơn giản hỗ trợ trẻ tiêu hóa như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây…
  • Dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ: Cha mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để hỗ trợ việc đi đại tiện của bé. Tuy nhiên, các mẹ nên hỏi và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Chắc hẳn các mẹ cũng đã biết cách xử lý khi gặp tình trạng này ở con mình. Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà trẻ không đỡ, hãy đưa trẻ đến thăm khám ở cơ sở y tế gần nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.