Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chả lụa bị hư có lẽ là vấn đề khiến rất nhiều người lo lắng, đặc biệt là những ngày lễ, Tết đang cận kề. Vậy nguyên nhân nào khiến chả lụa bị bở, đắng và chảy nhớt, có cách bảo quản nào hiệu quả không? Mời bạn khám phá ngay sau đây.
Rất nhiều người khi ăn chả lụa nhận thấy chả bị đắng, bị hư nhưng không biết nguyên nhân từ đâu, cách xử lý như thế nào. Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu vì sao chả lụa bị hư và cách bảo quản đúng, bạn nhé.
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu cách bảo quản chả lụa đúng cách, mời bạn hãy cùng khám phá nguyên nhân khiến chả lụa bị hư, hỏng, làm chả lụa không thành công để khắc phục trong những lần sau:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chả lụa làm xong không được thơm ngon, dai giòn như mong muốn, chả lụa bị hư, đó là do khâu nguyên liệu đầu vào không đảm bảo. Thịt làm chả lụa không tươi ngon, gia vị có vấn đề,... đều có thể khiến chả lụa bị hư, hỏng.
Với nguyên nhân này, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nhanh chóng bằng cách chọn mua những phần thịt nạc mông, thịt thăn tươi mới, thịt mới giết mổ xong còn độ ấm và dẻo tự nhiên của thịt tươi, không có mùi hôi khó chịu khi đưa lên mũi ngửi.
Ngoài ra, một số người khi làm chả lụa có cho thêm mỡ lợn vào để tăng độ dẻo, tạo vị béo nhẹ cho món ăn thêm hấp dẫn hơn. Nếu bạn cũng cho mỡ vào làm chả lụa thì cũng cần chọn phần mỡ tươi ngon, tốt nhất nên dùng mỡ lưng, tránh dùng mỡ bụng hoặc mỡ sa sẽ ảnh hưởng đến hương vị chả lụa, làm chả lụa bị hư.
Một nguyên nhân nữa khiến cho chả lụa bị hư, hỏng sau khi làm xong, kết cấu chả lụa không được như bạn mong muốn, bở hoặc quá mềm là tay nghề người làm chưa thực sự tốt.
Với những người lần đầu học làm chả lụa, khả năng chả lụa bị hư, không có được hương vị thơm ngon giống với chả lụa mua ngoài rất cao. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, hãy xem xét kỹ lại các bước thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có cách khắc phục tốt hơn trong những lần làm chả lụa sau đó.
Có rất nhiều cơ sở sản xuất chả lụa có sử dụng phụ gia trong quá trình làm chả, phổ biến nhất là bột hoặc hàn the để chả được giòn hơn, để được lâu hơn. Tuy nhiên, liều lượng phụ gia quá nhiều bên cạnh việc tác động xấu đến sức khỏe thì còn khiến món chả lụa mất đi sự ngon miệng, làm chả lụa bị hư.
Về cách khắc phục tình trạng trên, chỉ cần loại bỏ phụ gia, hoặc tốt nhất là không cho thêm phụ gia vào chả lụa. Khi làm chả, người làm cũng cần cân nhắc đến lượng gia vị như mắm, muối, tiêu, đường,... cho vào chả.
Món chả lụa được làm thành từ việc xay thật nhuyễn các nguyên liệu như thịt thăn tươi, mỡ lợn và một số loại gia vị thông dụng khác. Nếu bạn sử dụng máy xay công suất nhỏ để xay thịt làm chả, khả năng cao sẽ khiến chả lụa bị hư vì thịt không được xay nhuyễn mịn như yêu cầu, thậm chí còn làm máy xay bị hư, hỏng nặng do vượt quá công suất.
Vậy làm thế nào khi chả lụa bị hư? Nếu muốn làm chả lụa lâu dài, bạn hãy thử đầu tư một chiếc máy xay làm chả chuyên nghiệp, công suất lớn, lưỡi dao sắc bén và có tích hợp khả năng quết chả sẽ giúp món chả lụa ngon hơn rất nhiều đấy.
Ngoài những nguyên nhân chính khiến chả lụa bị hư nêu trên, còn có một số các nguyên nhân nhỏ khác, xảy ra trong quá trình làm chả lụa mà bạn cần lưu ý. Cụ thể như sau:
Xay thịt quá lâu: Việc xay thịt để làm chả lụa quá lâu sẽ khiến thịt mất đi độ ẩm tự nhiên, phần giò sống bị khô dẫn đến làm chả lụa bị hư, kết cấu chả bở, ăn kém ngon miệng.
Thịt để lâu: Nhiều bà nội trợ khi mua thịt tươi để làm chả với số lượng lớn nhưng không sử dụng hết trong một lần, bèn cất trữ trong tủ đông để lần sau thực hiện tiếp, đây là nguyên nhân làm chả lụa bị hư, thịt không tươi ngon, để tủ lạnh quá lâu làm chả mất độ dẻo, dai như mong muốn.
Thịt không được làm lạnh trước khi xay: Theo công thức làm chả lụa chung, thịt cần được cấp đông 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng để những thớ thịt săn lại, giúp chả quết ngon hơn, dai giòn hơn khi thành phẩm. Vì vậy, nếu bỏ qua bước này, chả lụa của bạn có nguy cơ bị hư rất cao.
Bên cạnh việc lo lắng chả lụa bị hư, nhiều bà nội trợ cũng đang phân vân không biết nên bảo quản chả lụa như thế nào cho ngon và an toàn với sức khỏe nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Bảo quản chả trong ngăn mát: Đây là cách bảo quản thực phẩm, đặc biệt là chả lụa qua ngày được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là thời gian tối đa bảo quản chả lụa trong ngăn mát là 2 - 3 ngày nên nếu bạn muốn để chả lâu hơn mà không muốn chả lụa bị hư, hãy tham khảo cách bảo quản khác.
Để chả lụa trong ngăn đá tủ lạnh: Nếu muốn chả lụa được bảo quản lâu dài, lên đến 20 ngày mà vẫn thơm ngon thì cách cho chả lụa vào ngăn đá tủ lạnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Khi để chả lụa trên ngăn đá, bạn cần bọc thật kín cây chả để không làm chả bị khô do nhiệt độ thấp và hơi lạnh phả ra.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng: Trường hợp bạn muốn bảo quản chả lụa để ăn trong ngày thì không cần cho vào tủ lạnh, để chả lụa ở nhiệt độ phòng cũng là cách bảo quản tốt. Đối với chả lụa mới làm, còn tươi ngon thì khi ở nhiệt độ phòng cũng không lo chả lụa bị hư, hỏng.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây về nguyên nhân làm chả lụa bị hư cũng như cách bảo quản tốt nhất, bạn đã có cho mình những kinh nghiệm và cách làm riêng, đảm bảo chất lượng chả lụa luôn được thơm ngon, hấp dẫn nhất. Nếu trong quá trình bảo quản, nhận thấy chả lụa có dấu hiệu hư, hỏng như có mùi lạ, chảy nhớt, màu chả lụa thay đổi thì không nên ăn, hãy bỏ đi ngay bạn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.