Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm máu HP là phương pháp chẩn đoán được sử dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế hiện nay. Nhiều người muốn biết xét nghiệm máu HP có chính xác không? Nếu bạn muốn hiểu hơn về xét nghiệm này, những thông tin sau đây sẽ giúp ích cho bạn.

HP được biết đến là một trong những loại vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày. Cách để biết một người có bị nhiễm HP hay không là đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm vi khuẩn HP có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: Nội soi dạ dày, xét nghiệm hơi thở, phân tích mẫu phân, xét nghiệm máu.

Khi nào cần thực hiện phương pháp xét nghiệm HP?

Bệnh nhân nên được xét nghiệm tìm vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng bệnh nhân không ở mức cấp tính và có đủ sức khỏe để chờ kết quả. Tùy thuộc vào trường hợp mà bác sĩ có thể chọn phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, test chậm hơn để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân không bị tổn hại.
Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm máu HP có chính xác không?
Bệnh nhân nên được xét nghiệm tìm vi khuẩn HP khi bệnh nhân không ở mức cấp tính 
  • Bệnh nhân cần được kiểm tra tổn thương dạ dày và tiến hành xét nghiệm kháng sinh để tìm ra nguyên nhân.

Ngoài ra, việc xét nghiệm tìm vi khuẩn HP chỉ được thực hiện nếu cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện cơ sở vật chất. Cơ sở công nghệ xét nghiệm đảm bảo vô trùng, an toàn và cho kết quả chính xác.

Tìm hiểu về các xét nghiệm tìm vi khuẩn HP

HP là loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày, khiến người bệnh có những triệu chứng khó chịu như chán ăn, đau bụng trên, chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy… Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn HP có thể sinh sôi trong dạ dày và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:

  • Biến chứng dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo niêm mạc dạ dày, loét dạ dày cấp tính và mãn tính, thủng thành dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày rất nguy hiểm…
  • Biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • Thiếu máu.
  • Biến chứng của chứng khó tiêu không loét.

Tỷ lệ nhiễm HP dạ dày ở Việt Nam rất cao. Cách duy nhất để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh là thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn HP.

Có 4 phương pháp có thể giúp phát hiện vi khuẩn HP ở người bệnh bao gồm: Xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm qua phân, nội soi và xét nghiệm máu. Tùy theo mục đích chẩn đoán và các yêu cầu đi kèm khác như có cần xét nghiệm kháng sinh hay không, dạ dày cần được đánh giá hay kiểm tra tổn thương, kết quả xét nghiệm cần lấy nhanh hay chậm…, bác sĩ sẽ đề xuất hình thức xét nghiệm phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm máu HP có chính xác không? 1
Xét nghiệm máu là một trong bốn phương pháp có thể giúp phát hiện vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Về việc xét nghiệm máu có chính xác hay không, các bác sĩ cho biết trên thực tế, bất kỳ phương pháp kiểm tra nào cũng có một tỷ lệ phần trăm sai lệch nhất định, quan trọng là nhiều hay ít. Xét nghiệm máu HP cũng vậy, phương pháp này được ưa chuộng vì nó có những ưu điểm sau:

  • Đây là phương pháp phát hiện vi khuẩn HP không xâm lấn, giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn HP nhanh chóng và dễ dàng.
  • Chi phí rẻ và không gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
  • Xét nghiệm máu HP đo nồng độ kháng thể IgG trong máu chống lại xoắn khuẩn HP bằng xét nghiệm ELISA. Theo thống kê, xét nghiệm có độ đặc hiệu cao trên 90% và độ nhạy từ 60% đến 90%. Xét nghiệm máu HP cho phép bác sĩ xác định xem vi khuẩn có trong máu hay không.

Vì vậy, xét nghiệm máu có cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn HP không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, xét nghiệm máu HP có chính xác hay không thì các bác sĩ đều xác nhận rằng nó không chính xác bằng các phương pháp khác như nội soi hay xét nghiệm hơi thở.

Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của việc xét nghiệm HP qua máu. Nó có thể gây khó khăn cho chính bác sĩ và bệnh nhân trong việc tìm ra nguyên nhân gây ra vi khuẩn HP và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Độ chính xác thấp của xét nghiệm máu HP do đâu?

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm máu HP có thể cho kết quả không chính xác, bởi vì:

Thứ nhất, vì lượng kháng thể trong máu thường giảm rất chậm. Với những trường hợp dù đã được điều trị và loại bỏ tất cả vi khuẩn HP trong cơ thể. Tuy nhiên, một lượng kháng thể nhất định vẫn tồn tại trong máu người bệnh trong thời gian dài, thậm chí nhiều tháng đến một năm sau đó.

Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm máu HP có chính xác không? 2
Xét nghiệm máu HP có thể cho kết quả không chính xác vì lượng kháng thể trong máu thường giảm rất chậm

Khi đó, xét nghiệm máu HP không thể xác định liệu bệnh nhân hiện có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, cho dù trước đó họ đã bị nhiễm xoắn khuẩn HP và đã được điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Thứ hai, vì ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể hiện diện ở các bộ phận khác của cơ thể như xoang, miệng, ruột. Vì vậy, nhiều trường hợp được chẩn đoán là dương tính với vi khuẩn HP trong khi vi khuẩn hoàn toàn không có trong dạ dày và sẽ không gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Vì vậy, lời giải thích trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn liệu xét nghiệm máu HP có chính xác hay không và tại sao. Xét nghiệm kháng thể trong máu có tác dụng tốt trong chẩn đoán nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó không giúp phát hiện mức độ nhạy của vi khuẩn HP với bất kỳ loại kháng sinh nào để bác sĩ có thể kê đơn điều trị thích hợp.

Nhìn chung, xét nghiệm máu rất hiệu quả trong việc phát hiện và chẩn đoán nhiễm trùng. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích dùng để tìm vi khuẩn HP và chẩn đoán bệnh dạ dày vì không thể phân biệt được vị trí, vùng phân bố của HP, điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.