Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi thức ăn được đưa qua miệng, thực quản, dạ dày sẽ đi xuống ruột non. Lúc này quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra rồi chất thải sẽ được đưa ra ngoài cơ thể. "Vậy thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?" là băn khoăn của nhiều người khi không biết quá trình hấp thụ, tiêu hóa sẽ diễn ra như thế nào trong cơ thể.
Ăn uống là hoạt động không thể thiếu hàng ngày, vì ăn uống sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết để đi nuôi sống cơ thể chúng ta. Để cơ thể được khỏe mạnh thì hàng ngày chúng ta nên đảm bảo ăn đủ bữa, đúng giờ và đầy đủ các chất cần thiết. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc: Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu không? Hệ tiêu hóa có vai trò như thế nào trong cơ thể con người?
Sau khi thức ăn được nhai nuốt ở miệng sẽ được đưa xuống thực quản. Tiếp đó thức ăn sẽ qua cơ vòng thực quản dưới và đi xuống dạ dày. Ở đây, thức ăn cùng chất lỏng và dịch tiêu hóa sẽ được trộn lên. Cuối cùng, dạ dày sẽ từ từ đổ lượng thức ăn vừa nhào trộn và xay nhuyễn đi vào ruột non. Phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non. Theo tính toán, lượng dịch hàng ngày tại ruột non giao động từ khoảng 8 - 9 lít, trong đó có cả dịch tiêu hóa và dịch thức ăn. Ruột non sẽ hấp thu khoảng 7.5 lít, còn lại sẽ chuyển xuống ruột già.
Phần đầu của ruột non hay còn gọi là tá tràng có các enzyme tiêu hóa tinh bột, chất đạm, chất béo. Dịch tụy được tiết vào tá tràng thông qua nhú tá tràng. Trong tá tràng dịch tụy, chất nhờn cùng mật từ gan sẽ được trộn lẫn với nhau. Cùng với đó, dịch chua của dạ dày cũng được trung hòa bởi môi trường kiềm trong tá tràng.
Thức ăn được tiêu hóa một lượng nhỏ tại đây, các enzyme mật sẽ kết thúc quá trình phân hủy hóa học của các axit trong dạ dày. Với các thức ăn có chất béo, khi tiêu thụ thì mật sẽ được tạo ra từ trong gan sẽ giải phóng một phần vào ruột non nhằm hỗ trợ tiêu hóa. Quá trình diễn ra bằng việc nhũ hóa và phá vỡ các hạt chất béo lớn thành nhỏ giọt sao cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Thức ăn từ tá tràng sẽ được di chuyển tiếp đến hỗng tràng (phần tiếp theo của ruột non) rồi đến hồi tràng. Bên trong hỗng tràng và hồi tràng có các nếp gấp, nhung mao và vi nhung mao nên diện tích bề mặt được tăng lên nhiều lần. Đồng thời cũng sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ quá trình tiêu hóa thức ăn hơn.
Quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn thành tại phần này của ruột non. Các dưỡng chất, chất béo, axit amin từ thức ăn được hấp thụ qua thành ruột non vào máu và đưa đến gan. Các loại thức ăn không được tiêu hóa như chất xơ được chuyển đến ruột già thông qua van hồi tràng. Cuối cùng, ruột già sẽ có nhiệm vụ hấp thụ nốt chất dinh dưỡng và nước rồi đẩy chất thải ra bên ngoài cơ thể.
Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng là bởi ruột non có diện tích bề mặt trong rất lớn, đây là điều kiện tuyệt vời cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Cụ thể bạn có thể hiểu như sau:
Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng không thể thiếu trong cơ thể mỗi con người, vì cơ thể chúng ta cần chất dinh dưỡng từ thức ăn được đưa vào để hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn. Hệ tiêu hóa được tạo thành từ đường tiêu hóa, gan, túi mật và tuyến tụy. Đường tiêu hóa có thể hiểu là các cơ quan rỗng nối trong một ống dài từ miệng cho đến hậu môn. Các cơ quan rỗng này bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Còn gan, tuyến tụy và túi mật là những cơ quan đặc biệt của hệ tiêu hóa.
Để duy sự hoạt động và sự sống, cơ thể chúng ta cần được cung cấp các chất dinh dưỡng hàng ngày. Do vậy, hệ tiêu hóa có chức năng quan trọng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, đồ uống mà chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày. Các chất dinh dưỡng bao gồm: Protein, carbohydrate, nước, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hệ tiêu hóa sẽ chia các chất dinh dưỡng khác nhau thành các phần nhỏ để quá trình hấp thụ diễn ra dễ dàng hơn, cơ thể sử dụng năng lượng, phát triển và tái tạo các tế bào. Cụ thể:
Trên đây là giải đáp thắc mắc về thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu và tầm quan trọng của hệ tiêu hóa. Với các thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có hiểu biết hơn về quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể hoạt động tốt nhất!
Hạ Hạ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.