Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp: Tiêm phòng dại có hại không?

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh Dại, khi đã lên cơn thì tỷ lệ tử vong là 100%. Vắc xin tiêm phòng bệnh Dại là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất nhằm giúp người bị phơi nhiễm, tránh bị bệnh Dại. Vậy tiêm phòng dại có tác hại gì không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bệnh Dại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi khi đã bị bệnh Dại, lên cơn thì tỷ lệ tử vong là 100%. Căn nguyên bệnh Dại là do virus Dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus gây nên. Bệnh Dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương, từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus Dại.

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ là điều trị hỗ trợ, chăm sóc giảm nhẹ cuối đời. Vắc xin tiêm ngừa bệnh Dại, Kháng huyết thanh Dại là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho căn bệnh này. Tuy nhiên, do những quan điểm sai lầm trong dư luận, nhiều người vẫn còn lo lắng và băn khoăn liệu việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại có hại không?

Tổng quan về vắc xin phòng bệnh Dại

Vắc xin phòng ngừa Dại là một loại vắc xin được bào chế nhằm để kích thích hệ thống miễn dịch của người được tiêm ngừa tạo ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu nhằm tiêu diệt, loại bỏ hoàn toàn virus Dại, nhờ đó phòng tránh hoàn toàn được bệnh Dại. Hơn nữa, nhờ vào đặc tính miễn dịch chủ động, đặc hiệu thu được của vắc xin, sẽ giúp ích ngăn ngừa được trong tương lai nếu chẳng may bị phơi nhiễm tiếp với nguồn nghi bệnh Dại. 

Việc tiêm vắc xin Dại có thể ngăn chặn sự lây lan của virus Dại chỉ khi được tiêm phòng sớm, đúng và đủ lịch. Đặc biệt, với người thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với virus Dại như: Bác sỹ thú y, Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm liên quan trực tiếp virus Dại, đang sinh sống trong vùng có dịch hoặc di chuyển tới vùng lưu hành bệnh Dại... thì hoàn toàn chủ động sử dụng lịch tiêm ngừa bệnh Dại trước phơi nhiễm nhằm chủ động hoàn toàn, tránh bị bệnh Dại. Trong trường hợp bị phơi nhiễm (như cắn, cào, liếm lên da, niêm mạc bị tổn thương), thì việc tiếp nhận vắc xin ngừa bệnh Dại càng sớm càng tốt, kể cả khi con vật gây phơi nhiễm không có triệu chứng bất thường. 

Virus Dại có thể ủ bệnh trong thời gian từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí cả năm (hiếm gặp). Trong giai đoạn ủ bệnh, người nhiễm virus Dại không có biểu hiện, triệu chứng bất thường nào bởi virus Dại chưa tấn công vào hệ thống thần kinh Trung ương. Nếu bỏ qua việc tiêm phòng Dại khi trong giai đoạn "cửa sổ", virus đã nhân lên, xâm nhập và tấn công tới hệ thần kinh trung ương (Chất xám, chất trắng của Não, Tủy sống) khi đó các biểu hiện, triệu chứng bệnh Dại xuất hiện và tỷ lệ tử vong là 100%.

Vì vậy, việc tiêm vắc xin Dại là một biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe và đối phó với căn bệnh Dại. Đừng chần chừ và hãy tìm đến cơ sở y tế, tiêm chủng vắc xin để được tư vấn và tiêm phòng vắc xin Dại kịp thời, đặc biệt sau khi bị phơi nhiễm bởi động vật có nguy cơ nhiễm virus Dại.

Giải đáp: Tiêm phòng dại có hại không? 1
Việc tiêm vắc xin dại có thể ngăn chặn sự lây lan của virus nếu được tiêm phòng sớm

Khi nào cần tiêm vắc xin, kháng huyết thanh chống bệnh Dại?

Tiêm vắc xin, kháng huyết thanh chống bệnh Dại cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại của Bộ Y tế:

meo-can-co-can-chich-ngua-khong-chich-ngua-meo-can-bao-nhieu-tien 6.jpg

Tiêm phòng Dại có hại không?

Tiêm phòng Dại có hại không? Ngày nay, tất cả các vắc xin phòng bệnh Dại, đều được bào chế dựa trên công nghệ hiện đại như nuôi cấy trên tế bào Vero, nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người, nuôi cấy tế bào phôi gà... đồng thời tất cả các vắc xin phải đạt các tiêu chí: An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh, thể hiện qua kết quả của các nghiên cứu khoa học rất có giá trị, mới được phê duyệt để lưu hành, sử dụng. Các lo ngại về việc vắc xin gây mất trí nhớ hoặc các vấn đề thần kinh, suy giảm sinh dục ở nam giới... là không chính xác và chỉ là những lời đồn vô căn cứ.

Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc, chế phẩm sinh học và vắc xin phòng bệnh nào khác, khi tiêm vắc xin ngừa bệnh Dại vào cơ thể, có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ như: Sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ tại chỗ tiêm, các biểu hiện hiếm, rất hiếm gặp bao gồm: Sốt, phát ban, mày đay, thậm chí phản ứng phản vệ... Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng thông thường, bình phục hoàn toàn và không để lại tác động lâu dài nào tới sức khỏe của người được nhận vắc xin. 

Để quản lý tốt bất kì vấn đề liên quan tới sau tiêm vắc xin ngừa bệnh Dại, chúng ta nên tới các cơ sở tiêm chủng, y tế... có uy tín, giàu kinh nghiệm và có thể cung cấp dịch vụ tiêm ngừa tốt nhất. Tại tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, luôn cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh Dại nói riêng, cũng như tất cả các vắc xin phòng bệnh khác như: 6 trong 1, Phế cầu, Thủy đậu, Viêm màng não do não mô cầu, Viêm não Nhật bản, Sởi - Quai Bị - Rubella... nói chung.

Giải đáp: Tiêm phòng dại có hại không? 3
Tiêm phòng Dại có hại không?

Các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắc xin Dại

Có một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắc xin Dại, tương tự như khi tiêm các loại vắc xin khác. Dưới đây là những phản ứng phụ thường gặp:

Sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm

Đây là phản ứng thường gặp nhất. Các triệu chứng, dấu hiệu này sẽ giảm và hết sau tiêm vắc xin từ 1 đến vài ngày, và không để lại bất kì di chứng nào. 

Sốt

Đây là phản ứng hiếm gặp. Sau tiếp nhận vắc xin ngừa bệnh Dại, có thể xuất hiện sốt, từ mức độ nhẹ (dưới 38 độ C), đến sốt cao (trên 38,5 độ C). Khi có biểu hiện sốt, chúng ta nên liên hệ ngay với đơn vị tiêm chủng để được hỗ trợ, tư vấn và xử trí tốt nhất. 

Nổi hạch

Đây là một phản ứng do sự rối loạn của hệ bạch huyết và máu phản ứng với vắc xin. Hạch thường chỉ sưng nhẹ, có kích thước vừa phải và nằm khu trú ở vùng được tiêm. Thường không cần can thiệp vì sẽ tự giảm và hết sau một thời gian ngắn.

Các biểu hiện bất thường trên da và niêm mạc sau khi tiêm phòng vắc xin Dại

Đây là những biểu hiện rất hiếm gặp. Có thể xuất hiện các biểu hiện bất thường như phát ban, ngứa, nổi mề đay trên da. Một số rất ít trường hợp có thể gây phản ứng phản vệ nặng như phù Quincke, khó thở, tím tái, co giật, đau bụng, tiêu chảy... Khi gặp bất kì tình trạng nào như vậy, cần được xử trí ngay lập tức theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, để tránh tác động đến sức khỏe của người được tiếp nhận vắc xin. 

Tại tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, toàn bộ nhân viên đều luôn được cập nhật trong diễn tập, thực hành... một cách thuần thục việc: Nhận biết, chẩn đoán và xử trí các phản ứng sau tiêm, nhất là về Phản ứng phản vệ (Thực hiện theo Thông tư 51/2017/TT-BYT về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế)

Tuy nhiên, Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra các biểu hiện bất thường này rất thấp và hiếm (Dưới 1 ca/1 triệu liều).

Cảm giác buồn ngủ, chóng mặt và nhức đầu

Những phản ứng phụ, sau tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Dại là kết quả của tác động của vắc xin lên hệ thần kinh. Khi gặp những tác dụng phụ này, cần tránh tham gia giao thông hoặc vận hành các máy móc nguy hiểm.

Giải đáp: Tiêm phòng dại có hại không? 4
Có thể cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt sau khi tiêm phòng dại

Dù cho có một số ít tác dụng phụ có thể xảy ra, nhưng rõ ràng lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin dại vẫn vượt trội hơn so với nguy cơ. Bệnh Dại là một bệnh vô cùng nguy hiểm và tỷ lệ gây tử vong là 100% khi bị bệnh (lên cơn Dại) và vắc xin Dại đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus dại từ động vật sang con người.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm