Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài từ 2 đến 8 tuần, tuy nhiên có thể ngắn chỉ từ 10 ngày hoặc dài đến một hoặc hai năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian này bao gồm lượng virus xâm nhập vào cơ thể, mức độ nghiêm trọng của vết thương ban đầu, và khoảng cách từ vết thương đến não.
Bệnh dại mang đến nỗi sợ hãi khi hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cả người và động vật khi bị nhiễm dại đều đứng trước nguy cơ tử vong cao. Vậy bệnh dại ủ bệnh bao lâu, thời gian này có kéo dài không, có đủ thời gian để kịp thời cứu chữa hay không? Dưới đây là thông tin giải đáp dựa trên những phân tích khoa học và thực tiễn.
Bệnh dại là một căn bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương, có thể lây từ chó sang người thông qua chất tiết, phổ biến là qua đường nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép mô tế bào mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và con người đều đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh dại tiến triển theo hai thể cơ bản như sau:
Bệnh dại ủ bệnh bao lâu? Thời gian ủ bệnh dại được coi là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện. Thời gian này có sự khác nhau giữa người và động vật. Đối với động vật, sau khi bị nhiễm trùng, vi rút dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Lúc này, vi rút dại có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật gần như vẫn khỏe mạnh bình thường và ít có biểu hiện của bệnh.
Trong vòng từ 1 - 3 tháng tiếp theo, vi rút sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não. Như vậy, phải mất từ 12 - 180 ngày để vi rút lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ thời điểm này, bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Vật nuôi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.
Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài từ 2 đến 8 tuần, tuy nhiên có thể ngắn chỉ từ 10 ngày hoặc dài đến một hoặc hai năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian này bao gồm lượng virus xâm nhập vào cơ thể, mức độ nghiêm trọng của vết thương ban đầu, và khoảng cách từ vết thương đến não
Theo khoa học giải thích, thời gian ủ bệnh dại ở người tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương và lượng vi rút đưa vào. Do đó, sẽ không giống nhau cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, người nhiễm bệnh dại thường sẽ tử vong sau khi có triệu chứng đầu tiên. Khả năng sống sót của người bệnh hầu như không có khi các triệu chứng đã xuất hiện, ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt.
Để ngăn ngừa các tình huống xấu nhất xảy ra, ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn phải thực hiện các quy trình xử trí kịp thời, đúng cách.
Các bước sơ cứu khi bị chó cắn mà bạn cần làm ngay như sau:
Bước tiếp theo, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III). Hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm sẽ có hai phác đồ là tiêm bắp và tiêm trong da. Tùy theo phân độ vết thương và phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ hướng dẫn lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại phù hợp.
Như vậy, với những thông tin có trong bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời chính xác cho băn khoăn “bệnh dại ủ bệnh bao lâu?” cũng như hướng dẫn chi tiết các bước cần làm ngay sau khi bị chó cắn. Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu không may tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân, gia đình trước những mối nguy hại từ căn bệnh này.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.