Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ù tai có phải ung thư? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên gặp tình trạng ù tai. Nhằm nhận biết và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.
Ù tai là những tiếng kêu có nguồn gốc từ bên trong hệ thống thính giác, hoặc từ các cơ quan lân cận gây nên. Vậy ù tai có phải ung thư hay không, tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Theo những chuyên gia về tai - mũi - họng, phần lớn những tiếng ù tai là những đơn âm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hy hữu, người bệnh sẽ nghe được những tiếng kêu đa âm như: Tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo, hay là tiếng róc rách của khe nước...
Tình trạng ù tai sẽ do một số yếu tố gây nên như:
Tiếng ồn lớn là nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn bị ù tai, hoặc có thể gây mất thính lực. Màng nhĩ của chúng ta được cấu tạo bởi các màng mỏng xếp lại, vì thế khi hứng âm thanh có tần số lớn, trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ.
Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai của bạn bằng cách giữ lại các bụi bẩn, không cho tiến sâu vào bên trong phần tai giữa. Sau đó, đẩy chúng ra ngoài nhờ chênh lệch không khí giữa khoảng giữa của tai với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi có quá nhiều ráy tai tích tụ trong ống, lực đẩy trong khoang tai sẽ không đủ để đẩy phần ráy ra ngoài gây giảm thính giác, hoặc tạo ra một số âm thanh lạ bên trong tai.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng ù tai còn có thể được gây nên bởi những biến chứng của bệnh lý như: Viêm tai giữa, chấn thương phần đầu, nhiễm trùng tai hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tai.
Ung thư tai là căn bệnh thuộc nhóm ung thư hiếm gặp như: Ung thư đầu, mặt, cổ. Theo thống kê thế giới, số người mắc phải căn bệnh ung thư tai chỉ chiếm khoảng 0,01% so với các loại bệnh ung thư khác.
Ù tai có phải ung thư? Câu trả lời hoàn toàn là không. Đây là hai tình trạng bệnh khác nhau. Song, biến chứng của ung thư có thể gây ù tai. Vậy nên, khi thấy chứng ù tai kéo dài, bạn nên đến ngay các cơ sở uy tín, để được thăm khám và phát hiện kịp thời những bất thường.
Ung thư tai được chia làm hai nhóm chính là: Ung thư tai giữa và ung thư tai ngoài. Mỗi nhóm sẽ có những biểu hiện và cách nhận biết khác nhau. Trong đó:
Ung thư tai ngoài thường dễ nhận biết hơn, và ít nguy hiểm hơn so với tình trạng ung thư tai giữa. Khi bị bệnh, người bệnh thường có dấu hiệu như sau:
Ung thư tai giữa bao gồm hai loại là: Ung thư biểu mô và cấu trúc bên trong tai (màng nhĩ, ống tai xương,... Khác với tai ngoài, ung thư tai giữa xuất hiện do cấu trúc niêm mạc bị thoái hóa.
Ung thư thuộc nhóm này khá nguy hiểm và khó điều trị hơn so với ung thư tai ngoài. Bởi, khi chúng ta có thể nhận ra được những biểu hiện, thì bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn cuối hoặc di căn.
Bệnh ung thư tai giữa thường gặp ở người già và thường có những biểu hiện như: Dịch tai chảy nhiều (thường bị hiểu lầm thành dịch của ráy tai), xuất hiện mủ và máu ở trong tai, đau nhức tai, ù tai hoặc mất khả năng nghe tạm thời, ….
Ung thư tai có thể sẽ được chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng mức độ và thể trạng.
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng di căn hoặc lây lan tế bào ung thư, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị bằng phương pháp xạ trị. Kết hợp với phẫu thuật khoét rỗng xương chũm, cắt bỏ ống tai ngoài, hoặc nếu bệnh nặng hơn, người bệnh có thể bị cắt bỏ một phần xương thái dương.
Tuy nhiên, nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối với những biểu hiện khi khối u ác tính lan rộng đến nội sọ như: Đau nhức, ù tai liên tục, thậm chí người bệnh có thể bị điếc nặng 1 hoặc cả 2 bên tai, liệt cơ mặt…
Trên đây là những thông tin giải đáp ù tai có phải ung thư không. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong quá trình nhận biết và điều trị bệnh.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.