Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xa xưa, cây cà gai leo đã trở thành một cây thuốc nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh về gan. Thực hư công dụng của loại cây này trong việc điều trị các bệnh lý là gì, nội dung chia sẻ dưới đây sẽ giúp giải đáp băn khoăn "Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?".
Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì? Đây là băn khoăn của rất nhiều người mắc các bệnh về gan khi tìm hiểu về loại thảo dược này. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp này, hãy dành ít phút để xem những thông tin hữu ích dưới đây.
Cây cà gai leo Việt Nam còn được gọi với các tên khác như: Cà lu, cà gai dây, cà cảnh,… Là loại cây thân leo nhỏ, cao trung bình khoảng 60 – 100 cm, lá có màu xanh lục, thon dài. Các lá phía dưới gốc của cây hơi tròn hoặc hình mũi mác, mặt dưới của lá màu trắng và có nhiều lông, mặt trên có nhiều gai.
Về mặt y học, cây cà gai leo được thu hái và sử dụng quanh năm để lấy cành, lá và rễ. Các loại thảo mộc tương đối dễ sơ chế, chỉ cần rửa sạch, cắt và phơi hoặc sấy khô. Sau khi xử lý sơ bộ, thành phẩm được đun sôi để lấy nước uống.
Công dụng đặc trưng của cây cà gai leo là: Trị nhức đầu, trị gân cốt, trị phong thấp, trị rắn cắn, trị ho, trị dị ứng, giải rượu, trị bệnh gan,...
Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì? Hiện nay, có nhiều nghiên cứu chỉ ra công dụng của cây cà gai leo trong điều trị các bệnh về gan, điển hình như:
Cây cà gai leo có nhiều hoạt chất, đặc biệt là glycoalkaloid có thể hỗ trợ điều trị viêm gan virus nói chung và viêm gan B nói riêng. Không chỉ vậy, việc sử dụng cây cà gai leo làm thuốc còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và các triệu chứng của bệnh viêm gan.
Trong luận văn y học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hoa - Viện quân y 103 năm 1999 về tác dụng chữa bệnh hiệu quả của cây cà gai leo, một bệnh nhân cho biết sau 2 tháng dùng cây cà gai leo, các triệu chứng viêm gan điển hình của bệnh nhân được cải thiện như: Vàng da, mệt mỏi, chán ăn,… và sau 3 tháng nồng độ virus trong máu cũng giảm xuống.
Chất glycoalkaloid trong cây không chỉ hỗ trợ điều trị viêm gan virus mà còn có thể làm chậm quá trình xơ gan, giảm mức độ xơ gan giai đoạn đầu.
Tác dụng chống oxy hóa của cây cà gai leo rất tốt, đặc biệt là khả năng giảm tổn thương do oxy hóa và chống viêm gan. Một số nghiên cứu về dược liệu của cây cho thấy cả dịch chiết và glycoalkaloid đều có hoạt tính chống oxy hóa tốt. Mặt khác, đây còn là loại chiết xuất có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư do một số loại virus gây ra như: Ung thư cổ tử cung, ung thư gan,...
Cây cà gai leo chứa hoạt chất có tác dụng giải độc, khử độc giúp bảo vệ gan. Tác dụng này được tiến sĩ y khoa Nguyễn Phúc Thái (1998) đề cập đến: Dịch chiết cây cà gai leo giúp gan tự bảo vệ chống lại chất độc TNT bằng cách hạn chế tình trạng gan bị nhiễm độc TNT đồng thời tiêu diệt tế bào và cải thiện các triệu chứng do gan bị tổn thương.
Bên cạnh đó, các thành phần hóa học quan trọng nhất của cây là ancaloit, tinh bột, flavonoit và ancaloit trong rễ. Cây được dùng chữa phong thấp, sâu răng, đau gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng chữa rắn độc cắn, giải độc rượu, bia và chống say sóng.
Không nên uống nước cây cà gai leo trong các trường hợp sau:
Cách dùng cây cà gai leo chữa bệnh đơn giản nhất là mua cây tươi về rửa sạch, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Liều lượng cây cà gai leo phù hợp với từng bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, bệnh lý… nhưng không được vượt quá 50-60 g khô thảo mỗi ngày.
Trà cây cà gai leo có thể được pha chế như sau: Dùng 50 - 60 g thảo mộc khô, rửa sạch, cho vào ấm trà và đổ nước sôi vừa đủ ngập thảo mộc, sau đó chắt bỏ hết nước sôi. Tiếp theo, đổ 200ml nước sôi vào ấm và lại hãm trà trong 10 phút, sau đó rót tiếp 1 lít nước sôi vào ấm để gạn lấy nước uống trong ngày.
Hiện nay, việc sử dụng cây thuốc nam để chữa một số bệnh đang trở thành trào lưu phổ biến của nhiều người. Thảo dược điều trị các bệnh về gan nói riêng luôn được nhiều bệnh nhân quan tâm. Đây cũng là lý do nhiều người biết đến và tìm đến.
Bệnh nhân nên lưu ý rằng tình trạng sức khỏe và thể chất của mỗi người là không giống nhau. Ngoài ra, không phải loại thảo mộc tự nhiên nào cũng an toàn cho cơ thể. Vì vậy, liều lượng và thời gian sử dụng là rất quan trọng. Trước khi sử dụng cây cà gai leo như một cây thuốc nam chữa bệnh gan, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để được hướng dẫn cách dùng phù hợp, hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin giải đáp liên quan cho thắc mắc "Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?". Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Viện quân y 103
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.