Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
HIV hiện nay vẫn đang được coi là một thách thức lớn đối với nền y tế thế giới. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao. HIV được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn cửa sổ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao lâu?
Dù HIV là một căn bệnh nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị nhưng việc xét nghiệm tìm ra bệnh sớm và điều trị đúng cách thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc phát hiện ra bệnh ở giai đoạn cửa sổ tương đối khó khăn. Vậy giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao lâu? Nó có những triệu chứng gì đặc trưng? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
HIV là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do virus có tên HIV gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tấn công các tế bào thuộc hệ miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho T, lympho B… Hậu quả là hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng và tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập và gây bệnh. Do đó, HIV còn được coi là bệnh cơ hội.
Hiện tại, người nhiễm HIV được coi là nguồn lây truyền bệnh cho những người xung quanh. Bệnh lây truyền qua 3 con đường phổ biến dưới đây:
Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm với virus HIV (virus mới xâm nhập vào trong cơ thể) cho đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể đủ lớn và xét nghiệm HIV có thể phát hiện ra virus HIV. Giai đoạn cửa sổ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Thông thường, giai đoạn cửa sổ thường kéo dài từ 23 - 90 ngày:
Trung bình, thời kỳ cửa sổ của HIV sẽ kéo dài khoảng 3 tuần. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể phát hiện ra virus HIV ngay sau khi vừa tiếp xúc với mầm bệnh. Cơ thể cần thời gian để phát triển ra kháng thể chống virus và virus cũng cần thời gian để nhân lên đủ số lượng để có thể phát hiện ra bằng các xét nghiệm máu. Tuy nhiên người nhiễm bệnh ở giai đoạn cửa sổ vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Trong thời gian đầu khi mới nhiễm HIV, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng trong cơ thể và đây được coi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ được hoạt hóa để tạo ra các kháng thể là những protein giúp chống lại sự xâm nhập của virus.
Vài tuần đầu tiên, người bệnh thường sẽ không cảm thấy có dấu hiệu gì. Sau 1 - 2 tháng, những triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể sẽ xuất hiện nhưng bệnh nhân thường không phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Nguyên nhân do các triệu chứng này không điển hình và người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.
Các triệu chứng ban đầu mà bệnh nhân nhiễm HIV gặp phải có thể giống với bệnh cảm cúm, bao gồm:
Các triệu chứng ở thời kỳ cửa sổ kéo dài bao lâu và mức độ biểu hiện như thế nào phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Trong một số trường hợp, người bệnh không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào trong thời kỳ này. Tuy nhiên tải lượng virus trong máu vẫn rất cao và có nhiều khả năng lây nhiễm cho người khác.
Các triệu chứng sẽ hết sau vài tháng khi người bệnh bước sang giai đoạn mãn tính. Giai đoạn này thường kéo dài nhiều năm và gắn liền với sự điều trị của bệnh nhân.
Khi nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus HIV và phơi nhiễm, bạn cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả ban đầu có thể âm tính nhưng bạn vẫn cần hẹn lịch để kiểm tra lại xem mình có nhiễm HIV không?
Trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi nghi ngờ mình đang phơi nhiễm với virus, bạn nên chủ động tìm hiểu và nhờ nhân viên y tế hướng dẫn về phương pháp dùng thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus nếu bạn bị nhiễm.
Hiệu quả điều trị dự phòng tốt nhất khi áp dụng phương pháp trong vòng 24 giờ kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm thiểu khả năng nhiễm virus. Tuy nhiên cần lưu ý, đây không phải là biện pháp điều trị và không phải sẽ có hiệu quả trong mọi trường hợp.
Trong lúc chờ đợi thời gian để có kết quả chẩn đoán chính xác, bạn cần chủ động có những biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. Bạn cần tránh quan hệ tình dục với người khác, không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… Cần tránh tiếp xúc vết thương hở với người khác. Đồng thời bạn cần giữ một tâm lý thật vững vàng, sẵn sàng đối mặt với mọi nguy cơ có thể xảy ra.
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng điều trị HIV càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Khi bạn đã được chẩn đoán xác định là dương tính với virus HIV, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn điều trị sớm nhất. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng và không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Một số lợi ích của việc điều trị sớm:
Để có thể phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị, khi nhận thấy cơ thể có các yếu tố nguy cơ đã phơi nhiễm với virus như tiêm chích ma túy, xăm mình, quan hệ tình dục không an toàn hay phải truyền máu và tiếp xúc trực tiếp với các chế phẩm từ máu, bạn cần đến các cơ sở uy tín để thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao lâu cũng như cách xử lý khi nghi ngờ bản thân nhiễm HIV. Hãy luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống HIV đã được khuyến cáo để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.