Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phơi nhiễm HIV là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi vô tình tiếp xúc với các vật chất có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vậy phơi nhiễm HIV là gì? Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng phơi nhiễm cũng như cách xử lý an toàn khi gặp phải tình trạng trên.
Phơi nhiễm là một thuật ngữ mà Bộ Y tế sử dụng để mô tả trạng thái tiếp xúc của niêm mạc hay bề mặt da của người không bị nhiễm HIV với các vật chất có nguy cơ làm lây truyền HIV. Để hiểu rõ hơn phơi nhiễm HIV là gì cũng như cách xử lý an toàn trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới đâu nhé!
Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng của người không bị nhiễm HIV tiếp xúc với các vật chất như máu, mô da, dịch cơ thể (dịch trực tràng, dịch hậu môn) của người bị nhiễm HIV. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV của người tiếp xúc.
Thông thường, người gặp phải tình trạng này sẽ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo sợ. Chính vì vậy, cần phải nắm rõ các trường hợp có khả năng gây ra tình trạng phơi nhiễm HIV cũng như phương pháp xử lý khi gặp phải để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Tùy vào tình trạng và các tình huống tiếp xúc mà phơi nhiễm HIV có thể chia thành 2 loại:
Phơi nhiễm HIV thường dễ xảy ra do tai nạn nghề nghiệp thường xảy ra nhiều nhất ở người hành nghề làm y do bị kim tiêm đâm trong quá trình khám và chữa bệnh, thực hiện thủ thuật y tế về tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, những vết thương tạo ra do dao mổ hoặc do các vật dụng y tế sắc nhọn gây nên. Chính vì vậy, các bác sĩ, y tá hay nhân viên y tế nói chung cần phải hết sức lưu ý và cẩn trọng trong quá trình làm việc để tránh gặp phải tình trạng này.
Phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp cũng gặp phải trong một số ngành nghề như công an, quân đội khi đang chấp hành nhiệm vụ truy bắt tội phạm liên quan đến ma túy và các tệ nạn xã hội.
Một số trường hợp được xem là phơi nhiễm HIV cộng đồng như:
Thực tế, không phải trường hợp người bị phơi nhiễm HIV nào cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với các vật thể nhiễm HIV. Chính vì thế, việc xử lý sau khi bị phơi nhiễm đúng cách là rất quan trọng trong việc giúp bạn và người xung quanh hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Khi bị phơi nhiễm HIV, bạn không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh để xử lý, nếu có vết thương hở thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương theo quy trình sau:
Bước 1: Xử lý vết thương bằng cách rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước sạch, để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn, không nên dùng tay nặn bóp vết thương.
Trường hợp tiếp xúc qua niêm mạc mắt thì cần rửa mắt bằng nước cất hoặc sử dụng nước muối với nồng độ 0,9% liên tục trong 5 phút.
Trường hợp phơi nhiễm niêm mạc miệng, mũi thì nên rửa mũi với nước cất hoặc nước muối 0,9% và súc miệng nhiều lần.
Bước 2: Báo cáo với người phụ trách và làm biên bản xét nghiệm (ghi chi tiết về ngày, giờ).
Bước 3: Các bộ y tế sẽ tiến hành đánh giá tình trạng và nguy cơ bị phơi nhiễm HIV và mức độ tổn thương, diện tích tiếp xúc dịch thể.
Bước 4: Xác định tình trạng và nguyên nhân gây ra tình trạng phơi nhiễm.
Bước 5: Sau khi xác định tình trạng phơi nhiễm và sử dụng thuốc ARV cho trường hợp dự phòng sau phơi nhiễm (điều trị dự phòng bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ đầu tiên). Tư vấn và chuyển người bị phơi nhiễm đến các cơ sở điều trị HIV để được hỗ trợ tốt nhất.
Đối với các đối tượng bị phơi nhiễm HIV thì cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là toàn bộ bài viết “Phơi nhiễm HIV là gì? Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV” mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề phơi nhiễm HIV, cách xử lý khi gặp phải tình trạng phơi nhiễm. Bên cạnh đó, cần bình tĩnh liên hệ với các cơ sở y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.