Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giai đoạn lây của thủy đậu diễn ra như thế nào?

Ngày 19/03/2018
Kích thước chữ

Thủy đậu làm uất hiện những vết sẹo do mụn thủy đậu gây nên. Điều này gây mất thẩm mỹ đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Vậy giai đoạn lây của thủy đậu diễn ra như thế nào?

Thủy đậu không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị ngay từ đầu sẽ dẫn tới hậu quả cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết sẹo do mụn thủy đậu gây nên. Điều này gây mất thẩm mỹ đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Vậy giai đoạn lây của thủy đậu diễn ra như thế nào?

Thủy đậu là căn bệnh gây ra do một loại siêu virus có tên là varicella Zoster. Bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp như: khi hắt hơi, ho, nói chuyện, vi khuẩn sẽ đi theo đường nước bọt hoặc nước mũi bắn ra ngoài không khí. Nếu như người khỏe mạnh mà hít phải thì sẽ có nguy cơ bị bệnh cao.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Chính vì vậy nó dễ bùng phát thành dịch.

Giai đoạn lây của thủy đậu diễn ra như thế nào 1Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền

1. Bệnh thủy đậu lây lan do tiếp xúc thông thường

Khi các bóng nước bị vỡ ra, sẽ dễ dàng lây cho người khác từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét ở người mắc bệnh. Chính vì vậy không được đụng chạm vào các vết mụn của người bệnh. Phụ nữ khi mang thai mà bị thủy đậu sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Do vậy, nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tuyệt đối phải để riêng vật dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày đến khi khỏi hẳn bệnh, người bình thường không được sử dụng chung đồ với người bệnh. Vì chất dịch từ mụn nước của người bị bệnh thủy đậu có thể thấm vào quần áo, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,… rồi lây lan sang người bình thường là giai đoạn lây của thủy đậu.

2. Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu có thể là khi họ ho hoặc hắt hơi hay nhảy mũi… đặc biệt là khi điều trị thủy đậu ở trẻ em. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với người bị thủy đậu thì cần phải đeo khẩu trang y tế. Nên để họ sinh hoạt trong điều kiện cách ly kể cả lúc ăn uống đến khi khỏi bệnh hẳn.

Giai đoạn lây của thủy đậu diễn ra như thế nào 2Bệnh thủy đậu rất dễ lây qua đường hô hấp

3. Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả trước khi nổi ban

Trong giai đoạn ủ bệnh tức là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với người bị bệnh trước khi nổi ban thời gian này người bệnh đã mang sẵn virus gây bệnh và hoàn toàn có thể lây ngay sang người khác. Do đó cần theo dõi người bệnh ngay từ khi giai đoạn đầu và tiến hành cách ly, cẩn thận trong khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh.

4. Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các mụn ban thủy đậu đã đóng vảy

Mụn ban đóng vảy nhưng virus  từ các mụn ban vẫn chưa bị chết hoàn toàn, nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể phát triển trên người khác đặc biệt là những người có khả năng miễn dịch kém. Đây chính là giai đoạn lây của thủy đậu. Vì vậy cần phải hết sức thận trọng, theo dõi đến khi người bệnh khỏi hoàn toàn.

5. Trẻ em là nguyên nhên lây truyền thủy đầu nhiều nhất

Theo thống kê, 90% trẻ em mắc bệnh thủy đậu và có nguy cơ lây lan cho tất cả người thân trong gia đình. Nguyên nhân là vì trẻ em hệ miễn dịch còn quá yếu, và đây là đối tượng hết sức hiếu động rất dễ tiếp xúc với người khác mà không kiêng dè. Biện pháp phòng tránh giai đoạn lây của thủy đậu trong trường hợp này là hạn chế tiếp xúc thân mật với trẻ như không nên để người lạ ôm, hôn trẻ, dùng chung đồ vệ sinh và đặc biệt cần vệ sinh sạch sẽ cho mọi người để tránh vi khuẩn lây lan.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin