Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da đầu có mùi hôi đôi khi gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc sự tích tụ bã nhờn trên da đầu và một số yếu tố khác. Việc tìm hiểu và áp dụng những phương pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng da đầu có mùi hôi một cách hiệu quả.
Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp đơn giản và hiệu quả để giải quyết vấn đề này tại nhà. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên để giữ cho da đầu luôn khỏe mạnh và không bị hôi. Hãy cùng khám phá bạn nhé!
Mùi hôi từ da đầu là một vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho nhiều người. Nguyên nhân chính là do mồ hôi tích tụ trên da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này
Việc gội đầu không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến da đầu bốc mùi hôi. Thậm chí, dù bạn gội đầu hằng ngày nhưng nếu không sử dụng đúng lượng dầu gội, không làm sạch hết bụi bẩn và dầu nhờn trên da đầu hoặc không gội đầu kỹ, mồ hôi và vi khuẩn vẫn có thể tích tụ và gây mùi hôi.
Ngoài ra, việc không làm khô tóc sau khi gội đầu, đặc biệt là trong những ngày không khí ẩm hoặc không gội đầu ngay sau khi tóc bị dính nước cũng là một nguyên nhân khiến da đầu bốc mùi hôi.
Ra nhiều mồ hôi cũng là một nguyên nhân khác gây mùi hôi đầu. Nếu bạn ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, đầu sẽ nhanh hôi hơn. Tuy nhiên, ra nhiều mồ hôi có thể do hoạt động thể chất, di truyền, vấn đề về thần kinh, nồng độ hormone bất thường hoặc các bệnh ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Khi đổ mồ hôi nhiều, vi khuẩn trên da đầu sẽ sinh sôi và nhanh bốc mùi hơn.
Da đầu dầu nhờn là một trong những nguyên nhân gây tích tụ vi trùng trên da đầu. Tình trạng này có thể do di truyền, một số bệnh lý, mất cân bằng hormone, gội đầu quá nhiều hoặc quá ít.
Tuyến bã nhờn trong nang tóc tạo ra dầu trên da đầu, giữ ẩm cho da và tóc, bảo vệ khỏi khô và tóc gãy rụng, tạo độ bóng cho tóc. Nhưng đôi khi, tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu, khiến cho vi trùng trên da đầu sinh sôi mạnh mẽ hơn, vì chúng sử dụng dầu làm thức ăn. Tình trạng này khiến da đầu nhanh hội và bốc mùi khó chịu, đặc biệt nếu vi trùng gây viêm da đầu.
Thời tiết và môi trường có thể góp phần làm cho đầu bạn có mùi khó chịu. Nhiệt độ cao khiến da đầu tiết ra nhiều mồ hôi và dễ bị hôi. Môi trường ô nhiễm và bụi bẩn cũng làm tích tụ bẩn trên da đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi.
Mùi hôi từ môi trường xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu có mùi hôi khó chịu.
Gàu là hiện tượng bong tróc da đầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra gàu, chẳng hạn như da đầu quá khô, quá nhờn, bệnh lý hoặc phản ứng dị ứng. Tình trạng gàu nghiêm trọng có thể gây ngứa và kích ứng da đầu, dẫn đến việc tổn thương da và phát triển vi khuẩn, khiến cho da đầu bốc mùi.
Các bệnh về da đầu như viêm da tiết bã, nấm da đầu, vẩy nến… cũng là nguyên nhân gây tích tụ vi khuẩn, nhiễm trùng da đầu, da đầu bong tróc hơn bình thường dẫn đến mùi hôi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đầu hôi mùi:
Để giữ cho đầu không có mùi hôi, điều quan trọng nhất là giữ cho tóc và da đầu luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn. Tuy nhiên, gội đầu quá thường xuyên cũng không phải là giải pháp. Thay vào đó, cần gội đầu đúng cách, từ 3 - 4 lần mỗi tuần hoặc cách nhau một ngày.
Gội đầu quá thường xuyên sẽ làm da đầu mất lượng dầu giữ ẩm tự nhiên, gây khô và bong tróc, gàu và đầu có mùi hôi. Ngược lại, gội đầu quá ít sẽ làm tích tụ bụi bẩn, tế bào da chết và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da đầu. Vì vậy, cần giữ cân bằng và gội đầu đúng cách.
Khi gội đầu, nên sử dụng nước ở nhiệt độ thường, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh để không làm da đầu khô. Trong quá trình gội, cần nhẹ nhàng massage để làm sạch tóc và da đầu một cách nhẹ nhàng. Sau đó, nên dùng dầu xả hoặc dầu dưỡng tóc để giữ cho tóc và da đầu mềm mượt và khỏe mạnh. Nếu không khí ẩm, nên sấy tóc để tránh nấm và vi khuẩn phát triển trên da đầu.
Đầu nhanh hôi thường do tình trạng dầu và gàu. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng dầu gội trị gàu để giảm tiết dầu và diệt nấm hoặc vi khuẩn.
Tuy nhiên, sử dụng liên tục dầu gội trị gàu có thể gây khô và kích ứng da đầu. Vì vậy, chỉ nên sử dụng 2 - 3 lần/tuần. Khi tình trạng gàu được cải thiện, bạn có thể chuyển sang dầu gội bổ sung độ ẩm để duy trì độ ẩm cho da đầu. Chỉ khi tình trạng gàu tái phát thì mới cần phải sử dụng lại dầu gội trị gàu.
Để cải thiện tình trạng đầu nhanh hôi, một cách hiệu quả là bổ sung độ ẩm cho da đầu. Đầu khô thường dễ bị bong tróc và sinh ra gàu, hoặc kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu nhiều hơn bình thường, cả hai đều có thể gây ra mùi khó chịu.
Một cách khác để tránh mùi khó chịu trên tóc và da đầu là ở những nơi mát mẻ với không khí trong lành. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày nóng nực, khi đổ mồ hôi. Nên hạn chế ra ngoài trời và vận động thể chất để giảm tiết mồ hôi.
Thông tin về vấn đề da đầu có mùi hôi trên đây sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng này. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật các phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình nhé.
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.