Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giảm bạch cầu hạt xảy ra ở khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (hóa trị). Nó còn là một tình trạng phổ biến ở bệnh ung thư máu.
Trong chứng giảm bạch cầu hạt, cơ thể người bệnh có mức bạch cầu hạt thấp. Bạch cầu hạt là một loại bạch cầu giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Chúng được tạo ra trong tủy xương – mô xốp thường thấy bên trong các xương lớn.
Bạch cầu hạt chống lại sự nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Chúng bao gồm các vi khuẩn, vi nấm hoặc nấm men gây hại. Điều này có nghĩa là những người bị giảm bạch cầu hạt dễ bị nhiễm trùng nặng. Những người có lượng bạch cầu hạt rất thấp hoặc bị giảm bạch cầu hạt kéo dài có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Một số bệnh nhân bị giảm bạch cầu hạt sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tuy vậy, giảm bạch cầu hạt có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh nhân thường tình cờ phát hiện giảm bạch cầu hạt từ xét nghiệm máu hoặc khi có tình trạng nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch kiểm tra xét nghiệm máu thường xuyên. Những xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán giảm bạch cầu hạt và những tác dụng phụ khác liên quan tới tế bào máu do hóa trị.
Đối với bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, một nhiễm trùng nhẹ cũng có thể trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:
Nhiễm trùng có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, chúng có thể trở nên trầm trọng và đe dọa đến mạng sống. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này cũng như bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng hiện có.
Các yếu tố liên quan đến ung thư và điều trị ung thư có thể gây giảm bạch cầu hạt:
Những bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị giảm bạch cầu hạt là:
Chu kỳ thông thường của giảm bạch cầu hạt liên quan đến hóa trị liệu.
Loại hoặc liều hóa trị sẽ ảnh hưởng thời điểm giảm bạch cầu hạt. Thông thường, bạch cầu hạt bắt đầu giảm khoảng một tuần sau khi bắt đầu hóa trị và giảm đến mức thấp nhất vào khoảng 7 đến 14 ngày sau khi điều trị. Điểm thấp này được gọi là điểm đáy (nadir), thời điểm này bạn nguy cơ bị nhiễm trùng là cao nhất.
Số lượng bạch cầu hạt sau đó bắt đầu tăng trở lại khi tủy xương phục hồi khả năng sản xuất bạch cầu. Tuy nhiên, có thể mất 3 – 4 tuần để đạt đến trị số/mức bạch cầu bình thường. Tại thời điểm đó, cơ thể bạn đã sẵn sàng cho đợt hóa trị tiếp theo. Nếu bạn đã trải qua một vài đợt hóa trị, cơ thể có thể phải mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu tạo ra lượng bạch cầu hạt như bình thường.
Điều trị để làm giảm các triệu chứng và các phản ứng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh ung thư. Cách tiếp cận này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Hãy thảo luận với nhóm chăm sóc sức khoẻ của bạn về bất kỳ triệu chứng nào hoặc những thay đổi trong các triệu chứng mà bạn đang cảm nhận.
Nếu bạn bị giảm bạch cầu hạt, hãy thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ví dụ:
Ngoài ra, giảm bạch cầu hạt có thể ảnh hưởng đến chu kì tiếp theo của hóa trị liệu. Đặc biệt nếu mức bạch cầu hạt không trở lại bình thường kịp thời, bác sĩ có thể trì hoãn hoặc giảm liều hóa trị.
Đối với trường hợp giảm bạch cầu kèm theo sốt, bác sĩ có thể chỉ định dùng yếu tố kích thích tạo bạch cầu. Những loại thuốc này giúp cơ thể tạo ra nhiều bạch cầu hơn.
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...