Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhìn con bạn chịu đau đớn khi phải chống chọi với những lần điều trị ung thư là một việc cực kỳ khó khăn. Bài viết này sẽ giúp bạn học cách hiểu nhau và làm dịu cơn đau cho trẻ.
Kiểm soát, giảm cơn đau là một phần rất quan trọng của điều trị ung thư. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn, đỡ căng thẳng hơn nếu không phải chịu đựng những cơn đau. Đau có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm kéo dài thời gian cơ thể cần để hồi phục, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng nguy cơ trầm cảm.
Những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau cho trẻ trong quá trình điều trị:
Xem thêm: Giảm đau miệng đau cổ họng hay loét ở miệng ở trẻ em ung thư
Trẻ lớn có thể nói với bố mẹ về những cơn đau của mình, tuy nhiên những bé chưa tập nói khi thấy con có gì bất ổn, trẻ có thể đang bị đau, hãy nói với bác sỹ. Các dấu hiệu của đau thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi.
Với những trẻ nhỏ: Những em bé và trẻ nhỏ thể hiện sự khó chịu qua việc khóc khi bị chạm vào. Trẻ cũng có thể khóc nhiều hơn thường xuyên hay có sự thay đổi về tiếng khóc. Các dấu hiệu khác như không thể dỗ được trẻ nín hoặc không thể giao tiếp hay tiếp xúc với trẻ. Ngoài ra, sự thay đổi trong thói quen ăn và ngủ, kéo mạnh một phần cơ thể cũng có thể là các dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ đang bị đau.
Với những trẻ lớn hơn: Những trẻ lớn thường sẽ nói với bạn nếu chúng bị đau. Tuy nhiên, một vài trẻ không muốn cho bạn biết rằng chúng bị đau vì sợ làm bạn lo lắng. Khi bị đau, chúng có thể nhăn nhó, rên rỉ hay nhăn mặt. Mắt của trẻ có thể đỏ hoặc sưng do khóc. Hãy khuyến khích trẻ nói với bạn hay bác sỹ về những cơn đau.
Những chuyên gia về đau có thể là bác sỹ ung thư, bác sỹ gây mê, bác sỹ thần kinh, bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ tâm thần, chuyên gia tâm lý học, y tá hay dược sĩ. Những chuyên gia về âm nhạc trị liệu hay nghệ thuật trị liệu hoặc những chuyên gia châm cứu, liệu pháp phản hồi sinh học, liệu pháp xoa bóp hay thôi miên cũng có thể giúp điều trị giảm bớt cơn đau. Những chuyên gia này thường sẽ làm việc trong cùng một nhóm chăm sóc đau hoặc chăm sóc giảm nhẹ nhằm đánh giá cơn đau của trẻ và xây dựng kế hoạch quản lý đau cho trẻ.
Mỗi trẻ cần một kế hoạch kiểm soát cơn đau riêng, phụ thuộc vào độ tuổi, loại điều trị và tác dụng phụ. Những thuốc được kê đơn như ibuprofen (với biệt dược là Advil) hoặc acetaminophen (với biệt dược là Tylenol) có thể làm giảm cơn đau và là những lựa chọn phù hợp đầu tiên. Những thuốc opioid có thể được chỉ định nếu các thuốc trên không hiệu quả. Việc không cho trẻ đủ thuốc giảm đau dẫn tới cơn đau không được ngăn chặn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số phương pháp khác cũng có thể giúp trẻ giảm đau:
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để giúp trẻ giảm đau khi ở nhà:
Liên lạc với bác sỹ của con bạn ngay nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và bạn không thể làm giảm nó. Đau không kiểm soát được là một cấp cứu y tế.
Gọi cho bác sỹ nếu:
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.