Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng cường giám sát bệnh sởi chặt chẽ trong quá trình bị bệnh là việc làm quan trọng và cần thiết, giúp nhanh chóng khỏi bệnh và hòa nhập với cộng đồng.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm với mức độ lây lan nhanh trong cộng động. Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không được tiêm phòng vắc xin từ trước. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh sởi, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh sởi là do virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae, chi Mobillivirus gây nên.
Bệnh lây truyền chủ yếu từ người này sang người khác qua đường hô hấp, cụ thể khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi làm văng nước bọt, dịch mũi, họng... cùng virus gây bệnh ra ngoài không khí. Người khỏe mạnh có thể hít phải và bị nhiễm bệnh. Virus sởi có khả năng tồn tại trong không khí khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khi mắc sởi, bệnh nhân sẽ trải qua 4 giai đoạn điển hình sau:
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 10 đến 12 ngày, đây là khoảng thời gian tính từ khi trẻ bị nhiễm virus. Không có biểu hiện gì là đặc trưng của giai đoạn này.
Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 5 đến 15 ngày với những triệu chứng tiêu biểu như: sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Sau đó, là sự xuất hiện của các nốt nội ban. Nội ban(hạt Koplik) là một trong những biểu hiện của bệnh sởi. Nội ban thường xuất hiện ở vòm họng, chúng nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Những hạt này thường xuất hiện và biến mất trong vòng 12 đến 24 giờ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh còn bị viêm đỏ kết mạc mắt, sợ ánh sáng, ho khan. Đặc biệt, một số trường hợp có dấu hiệu sốt cao, co giật hoặc thậm chí là viêm phổi.
Trong giai đoạn này, các nốt ban sởi bắt đầu nổi trên bề mặt da. Đầu tiên chúng xuất hiện ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó lan đến mặt và dần xuống phía dưới khắp thân thể trong vòng 24 đến 48 giờ. Những nốt này có dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ.
Một khi ban sởi lan đến chân thì triệu chứng sốt cũng đột ngột giảm đi. Tiếp sau đó ban nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự mà nó xuất hiện. Ban bay để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám. Người bệnh dần hồi phục sức khỏe nếu không có biến chứng nào xảy ra.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mỗi cá nhân trong cộng động phải tự giác tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến của dịch bệnh sởi; phát hiện sớm, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh; đặc biệt tránh xảy ra biến chứng gây tử vong. Cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho con em mình. Nếu lỡ mắc sởi thì tiến hành giám sát điều trị theo các nguyên tắc như sau:
Hường
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.