Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gluten intolerance là gì? Tình trạng không dung nạp gluten (gluten intolerance) là một trong những bất thường về đường ruột, gây ra khi hệ tiêu hóa không thể hấp thụ gluten. Tình trạng này có thể khá giống với bệnh celiac về triệu chứng, một bệnh về rối loạn di truyền đối với quá trình tiêu hóa gluten, hay có thể nói đây cũng là một loại nhạy cảm với gluten.
Không dung nạp gluten là tình trạng cơ thể bạn có những phản ứng bất thường khi ăn các thực phẩm có chứa gluten. Tuy nhiên, các triệu chứng của không dung nạp gluten có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, vì đôi khi có các triệu chứng tương tự có thể kể đến như bệnh celiac hoặc dị ứng lúa mì. Như vậy gluten intolerance là gì? Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin liên quan đến vấn đề gluten tolerance.
Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác. Nó có trong rất nhiều loại thực phẩm, đồ uống thông thường, bao gồm mì ống, ngũ cốc hay bia. Gluten cũng có thể có trong thành phần tá dược của một số loại thuốc.
Không dung nạp gluten (gluten intolerance) còn được gọi bằng thuật ngữ "nhạy cảm với gluten không celiac" (non-celiac gluten sensitivity) hoặc "nhạy cảm với gluten" (gluten sensitivity). Tất cả các thuật ngữ này đều cùng đề cập đến tình trạng của cơ thể là xuất hiện những biểu hiện khó chịu khi tiêu dùng những thực phẩm có chứa gluten.
Khi cơ thể một người có phản ứng bất thường đối với việc hấp thu gluten, nhưng không có phản ứng tự miễn dịch đặc trưng của bệnh celiac, hoặc không thuộc vào phản ứng đặc trưng của dị ứng, tình trạng này có thể được cho là chứng không dung nạp gluten (nhạy cảm với gluten không phải celiac).
Tình trạng không dung nạp gluten có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Về tỷ lệ xuất hiện, nghiên cứu cho thấy khoảng 6% dân số Hoa Kỳ không dung nạp gluten. Trong khi, đối với bệnh celiac chiếm khoảng 1% dân số.
Sự khác biệt giữa bệnh celiac và tình trạng gluten tolerance là gì? Ở những người mắc bệnh celiac, cơ thể tồn tại những phản ứng tự miễn dịch với gluten do bất thường trong cấu trúc gen di truyền. Hay có thể giải thích theo cách đơn giản hơn nghĩa là khi một người bị bệnh celiac ăn thực phẩm chứa gluten, hệ thống miễn dịch của họ sẽ tấn công chính các tế bào cơ thể họ. Lý do là vì những người này thường có lượng kháng thể để chống lại gluten trong máu cao.
Trong khi đó, nếu một người không dung nạp gluten, việc tiêu thụ gluten sẽ gây đầy hơi và đau bụng trong thời gian ngắn. Không giống như bệnh celiac, chứng không dung nạp gluten thường không gây ra những tổn hại lâu dài cho cơ thể (ví dụ: Viêm ruột) khi được kiểm soát tốt.
Những người bị dị ứng lúa mì hoặc với một số protein có trong lúa mì, bao gồm cả gluten, cũng là loại phản ứng của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, không giống như bệnh celiac hay tình trạng không dung nạp gluten, phản ứng miễn dịch này thường chỉ là tạm thời và các biểu hiện dị ứng thường sẽ gây ngứa, nôn mửa hoặc khó thở.
Ngoài ra, dị ứng gluten không gây tổn hại liên tục cho ruột non trừ khi phản ứng đó ở mức nghiêm trọng như sốc phản vệ. Và quan trọng hơn là dị ứng lúa mì có thể tự khỏi hoặc được điều trị bằng những thuốc làm thuyên giảm triệu chứng quá mẫn.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng không dung nạp gluten vẫn chưa được hiểu rõ. Một số nghiên cứu cho thấy có thể do ở một số đối tượng nhất định, cơ thể của họ không hấp thụ một số thành phần trong lúa mì như bình thường. Vì thế, gluten khi được nạp vào cơ thể sẽ không được phân giải mà ứ đọng lại trong ruột, lên men và gây bệnh.
Nhưng trong một số nghiên cứu khác lại cho thấy một số thành phần trong lúa mì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa của một số người. Cụ thể, có một lớp màng tại ruột giúp giữ cho vi khuẩn không thoát ra khỏi ruột của bạn. Nhưng ở những người không dung nạp gluten, lớp niêm mạc có thể không hoạt động như bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Người bị gặp phải tình trạng gluten intolerance có thể gặp các triệu chứng trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa gluten. Các triệu chứng về tiêu hóa bao gồm:
Bên cạnh đó, khi tình trạng không dung nạp gluten diễn ra kéo dài hoặc không có biện pháp điều trị thích hợp, người bệnh cũng có thể gặp phải những vấn đề sau:
Ngoài ra, nhiều người không dung nạp gluten cũng có thể liên quan đến khả năng mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Tình trạng không dung nạp gluten có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. So với bệnh celiac, hiện tượng không dung nạp gluten sẽ ít có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho dạ dày, ruột hoặc các cơ quan khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá chủ quan mà bỏ qua việc tham vấn thêm với bác sĩ chuyên khoa, để xác định nguyên nhân và cách điều trị khi nghi ngờ gặp phải vấn đề không dung nạp gluten. Lý do là vì chứng không dung nạp gluten cũng có những triệu chứng khá tương tự như bệnh celiac, đây là một tình trạng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ruột non của bạn.
Cách điều trị hiệu quả nhất đối với chứng không dung nạp gluten là áp dụng chế độ ăn không chứa gluten (gluten free). Bạn sẽ phải duy trì chế độ ăn không chứa gluten ngay cả khi những triệu chứng khó chịu biến mất và cơ thể khỏe mạnh trở lại. Đồng thời, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ một số loại vitamin, khoáng chất để đảm bảo cơ thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, gluten trong rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thu hàng ngày, nên rất khó để tìm cách loại bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn uống. Vì vậy, người bệnh sẽ có thể cần được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng, để có một chế độ ăn phù hợp nhất cho bản thân. Bạn cũng có thể được tư vấn bởi các chuyên gia về việc bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống của mình. Probiotic giúp tăng vi khuẩn tốt trong ruột của bạn, giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi hoặc táo bón.
Hơn hết, chúng ta cũng nên biết rằng không dung nạp gluten là một vấn đề lâu dài. Do đó, sự tuân thủ và duy trì đối với chế độ ăn phù hợp là yếu tố hàng đầu để giúp bạn cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, cũng như duy trì một hệ miễn dịch đường ruột tốt.
Bài viết trên vừa giải đáp cho thắc mắc về "Gluten intolerance là gì?". Theo đó, phần nào giúp bạn đọc có thể hiểu rõ và phân biệt sự khác nhau của bệnh celiac, dị ứng lúa mì và tình trạng không dung nạp gluten. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn đọc thêm những kiến thức bổ ích.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.