Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ có thể khắc phục những nhược điểm của hàm răng như răng bị hô, móm, răng mọc thưa, khấp khểnh… Tuy vậy, có rất nhiều người thường băn khoăn rằng “thiếu răng có niềng được không?”.
Dù ở bất cứ vị trí nào thì mỗi cái răng cũng đều có nhiệm vụ đó là nâng đỡ những răng còn lại. Bên cạnh đó, răng còn giúp thực hiện những động tác như nhai, xé, nghiền thức ăn và khiến cho gương mặt trở nên cân đối hơn. Vậy nếu thiếu răng có niềng được không?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu răng, trong đó có thể kể đến như:
Rất nhiều người bị mất răng luôn lo lắng rằng liệu bị thiếu răng có niềng được không. Theo đó, nếu như bạn bị mất răng, bạn hoàn toàn vẫn có thể niềng được.
Ngày nay, với những sự tiến bộ trong công nghệ nói chung và lĩnh vực nha khoa nói riêng thì việc thiếu răng, mất răng sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa. Thậm chí việc mất răng có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để răng dịch chuyển lại vị trí như mong muốn. Từ đó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng và cho kết quả mỹ mãn.
Người bị thiếu răng có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp niềng răng sau:
Đây là phương pháp dùng mắc cài để kéo các răng lại với nhau. Lúc này, nha sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài lên bề mặt của răng và có thể dùng thêm các loại khí cụ khác nếu như cần thiết. Khí cụ để định hình hàm sẽ được lấy vào vùng trống của răng bị mất, từ đó sẽ giúp cho các răng không bị xô lệch về khoảng trống trong quá trình niềng răng. Trong trường hợp tình trạng thiếu răng tạo nên khoảng trống lớn, kèm theo đó là tình trạng răng bị hô, lệch lạc, răng móm thì việc gắn mắc cài sẽ có mục đích duy trì khoảng trống đầy đủ cho quá trình phục hồi răng. Sau khi hàm răng đã được niềng ổn định thì nha sĩ sẽ tiến hành trồng răng giả để thay thế cho phần răng đã bị mất. Theo đó, quá trình để gắn mắc cài niềng răng chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ và sẽ không gây ra cảm giác đau đớn nếu như nha sĩ có chuyên môn và tay nghề tốt.
Niềng răng bằng việc đeo khay niềng trong suốt là phương pháp rất đơn giản bởi khay niềng trước đó đã được chế tác sẵn giống hệ với hàm răng của bạn.
Trong trường hợp không thể kéo răng lại gần nhau được, bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ để thay thế cho phần răng đã bị mất, cùng với đó là kết hợp với niềng răng.
Theo đó, quy trình niềng răng dành cho người bị thiếu răng đó là:
Bước đầu tiên, nha sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó bạn sẽ được tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất với mình để có thể khắc phục khuyết điểm một cách nhanh chóng.
Sau khi đã được thăm khám và tư vấn kỹ càng, nha sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang để có thể kiểm tra tình trạng của vùng bị thiếu răng. Thông qua kết quả của việc chụp CT, bác sĩ sẽ tính toán được hướng dịch chuyển của từng răng và thời gian để răng dịch chuyển trong quá trình mà bạn đeo niềng. Tiếp theo đó, bạn sẽ được lập phác đồ điều trị chi tiết sao cho phù hợp nhất với mình.
Để đảm bảo cho quá trình niềng răng được diễn ra an toàn và hợp vệ sinh, nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn. Sau đó, họ sẽ lấy dấu hàm để lưu lại thông số răng hàm nhằm phục vụ cho việc theo dõi trong quá trình điều trị cũng như đánh giá được hiệu quả của việc niềng răng đem lại cho bạn.
Sau khi đã chuẩn bị xong các bước như trên, nha sĩ sẽ tiến hành gắn những khí cụ niềng răng dựa theo phác đồ trước kia. Ở một số trường hợp, nha sĩ sẽ gắn thêm dụng cụ để định hình hàm nhằm duy trì khoảng trống cho việc phục hình răng về sau.
Sau khi đã gắn mắc cài niềng răng, bác sĩ sẽ sắp xếp lịch tái khám để họ có thể theo dõi quá trình niềng răng và có thể điều chỉnh lại lực kéo sao cho phù hợp với từng giai đoạn chỉnh nha.
Sau khi bạn đã kết thúc quá trình niềng răng thì răng của bạn lúc này sẽ trở nên đều đặn, khớp cắn chuẩn và sát khít. Khi ấy, nha sĩ sẽ tháo niềng ra và bạn sẽ được đeo hàm duy trì để giữ được kết quả của việc niềng răng.
Như vậy, với vấn đề “thiếu răng có niềng được không”, bạn đã hiểu rõ hơn qua phần trên của bài viết rồi chứ? Để có hàm răng đẹp như ý muốn, bạn hãy lựa chọn cho mình phương pháp khắc phục phù hợp nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.