Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm filler và botox là hai phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ứng dụng. Nhưng mỗi phương pháp lại có bản chất khác nhau. Vậy nên nhiều người thường thắc mắc rằng tiêm filler và botox cái nào tốt hơn để có thể chọn được phương pháp phù hợp với bản thân.
Với phái nữ, sở hữu làn da căng bóng, ít nếp nhăn sẽ giúp họ cảm thấy trẻ trung và tươi trẻ hơn. Hiện nay khi công nghệ làm đẹp ngày càng phát triển thì các chị em thương tìm đến phương pháp tiêm filler hoặc botox. Nhưng liệu tiêm filler và botox cái nào tốt hơn là câu hỏi nhiều người đặt ra.
Tiêm filler và tiêm botox rất hay bị nhầm lẫn với nhau bởi nhìn chung chúng đều là cách để làm da căng mịn, bớt đi các vết nhăn. Nhưng thực tế hai phương pháp này hoàn toàn khác nhau:
Tiêm filler có rất nhiều loại, tuy nhiên nguyên liệu chính đa phần đều là chất hyaluronic acid, calcium hydroxyapatite, PLLA. Tiêm filler giúp làm đầy các vùng, tổ chức bị khuyết lõm như vùng má, rãnh mũi má sâu, thái dương bị hóp, cũng như giúp tạo hình gương mặt thêm hoàn hảo như tạo dáng cằm V-line, tạo dáng mũi cao hay dáng môi gợi cảm, xoá mờ các nếp nhăn do lão hoá. Phương pháp tiêm filler cho kết quả tức thì và kéo dài từ 6 - 24 tháng.
Trước khi thắc mắc tiêm filler và botox cái nào tốt hơn thì hãy quan tâm đến bản chất của việc tiêm botox là gì? Botox là viết tắt của từ botulinum toxin, đây là một độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum. Độc tố này ngăn chặn luồng thần kinh đến cơ, do đó làm liệt vận động cơ.
Vậy có thể hiểu rằng tiêm botox đã ứng dụng tác dụng làm liệt cơ này để giúp ngăn tín hiệu thần kinh đến cơ từ đó làm giảm co cơ, giúp cơ thư giãn và hạn chế nếp nhăn. Tiêm botox sẽ giúp xóa nhăn như xoá nhăn trên trán, xoá vết chân chim và tạo hình khuôn mặt thêm thon gọn. Khác với tiêm filler thì tiêm botox thường có tác dụng sau vài ngày và có công dụng từ 4 - 6 tháng.
Trước khi giải đáp liệu tiêm filler hay botox tốt hơn thì ta cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của hai phương pháp này:
Như đã đề cập ở trên, tiêm filler là cách tiêm các hợp chất vào sâu bên trong lớp hạ bì da. Các chất này sau đó sẽ phân bố rộng và đều trên các mặt từ đó làm phẳng da hoặc tăng kích thước bộ phận cơ thể.
Ưu điểm của phương pháp này là:
Nhược điểm của phương pháp này:
Tiêm botox sẽ tiêm chất protein thiên nhiên tiết ra từ vi khuẩn clostridium botulinum để giảm nếp nhăn. Chúng có khả năng ngăn lệnh truyền từ não đến các cơ như giữa hai lông mày, đuôi mắt, trán khiến chúng bị tê liệt và ngừa đi nếp nhăn.
Ưu điểm của phương này:
Nhược điểm của phương pháp này:
Tóm lại tiêm filler và botox cái nào tốt hơn? Như những đề cập trên có thể thấy tiêm filler đang có hiệu quả làm đầy bền vững hơn và có thể làm căng da hay tạo hình gương mặt ngay lập tức. Tuy nhiên nhìn chung cả hai phương pháp làm đẹp này đều buộc phải cẩn trọng trước khi ứng dụng. Bạn hãy tìm đến những có sở làm đẹp uy tín để đảm bảo các hợp chất làm đầy đều chất lượng và bác sĩ thực hiện là người có chuyên môn cao.
Thực tế có rất nhiều chị em phụ nữ đã bị biến dạng gương mặt hay gặp những hậu quả đáng tiếc khác như cứng mặt, hoại tử, thậm chí tử vong do tin tưởng các lời quảng cáo trên mạng, sau khi đi tiêm filler hay botox tại cơ sở kém chất lượng. Vậy nên hãy làm đẹp khoa học và đừng tiếc thời gian để tìm hiểu về cơ sở làm đẹp uy tín.
Tiêm filler và botox cái nào tốt hơn? Tiêm filler đang là phương pháp nhỉnh hơn về mặt hiệu quả làm căng lâu dài. Nhưng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, và nếu chọn tiêm an toàn thì cả hai phương pháp đều có hiệu quả không quá chênh lệch. Vậy thế nào là tiêm filler và botox khoa học nhất? Cần nắm một số lưu ý sau trước khi tiêm:
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc tiêm filler và botox cái nào tốt hơn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về hai phương pháp làm đẹp này và chủ động tiêm sao cho an toàn.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.