Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức khỏe tinh thần đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm ngày nay. Trong đó, cảm giác "ghét bản thân" được đánh giá là tình trạng đáng báo động và cần tìm cách thoát khỏi trạng thái này càng sớm càng tốt. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, công việc và cả tình cảm của mọi người.
Cảm giác ghét bản thân là một vấn đề tâm lý phổ biến và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Việc hiểu rõ nguyên nhân và có thể thoát khỏi tình trạng này là bước đầu tiên để cải thiện sức khỏe tinh thần. Vậy làm thế nào để người bệnh vượt qua được chướng ngại tâm lý này và bắt đầu yêu bản thân nhiều hơn? Cùng theo dõi bài viết sau để biết được phương pháp vượt qua cảm giác tiêu cực nhé.
Ghét bản thân là tình trạng khi một người cảm thấy không hài lòng, không thể làm được điều gì tốt, không xứng đáng nhận được những điều tốt hoặc hoặc thậm chí căm ghét bản thân mình. Đây là một vấn đề tâm lý rất nghiêm trọng, thường đi kèm với cảm giác tiêu cực như tự ti, thất vọng, chán nản,...
Để mỗi cá nhân chúng ta kịp thời nhận biết được tình trạng sức khỏe tinh thần đang không tốt hoặc có xu hướng ghét bản thân, hãy liệt kê các dấu hiệu có thể gặp phải. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
Nếu thấy những dấu hiệu nêu trên quen thuộc, bạn có thể tự hỏi “Tại sao mình lại ghét bản thân và làm sao để thoát khỏi tình trạng này?”. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn nên xem xét:
Trạng thái ghét bản thân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Nó có thể là nguyên nhân ngăn cản bạn đưa ra các quyết định quan trọng, hạn chế khả năng chấp nhận rủi ro, khó kết nối với mọi người và cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình.
Bạn có thể thấy việc chán ghét bản thân mang đến rất nhiều tác hại cho bạn và những người xung quanh. Vậy có cách nào để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này không? Dưới đây là 5 cách giúp đối phó với hội chứng này mà bạn có thể tham khảo.
Viết nhật ký hàng ngày giúp bạn suy ngẫm về những sự kiện đã xảy ra và hiểu rõ cảm xúc của mình. Hãy xem xét các tình huống gây ra cảm xúc tiêu cực và nhận diện nguyên nhân sâu xa khiến bạn tự ghét bản thân. Theo nghiên cứu, quá trình này giúp bạn nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình và giảm căng thẳng tâm lý.
Khi bạn cảm thấy tự ghét bản thân, hãy đặt câu hỏi cho chính mình. Hỏi bản thân về nguyên nhân của cảm xúc này và nếu câu trả lời là “do mặc đồ xấu hoặc làm sai việc gì đó” thì hãy tự phủ định những suy nghĩ tiêu cực này. Thay vào đó, hãy tưởng tượng rằng bạn có một siêu anh hùng hoặc người bạn đáng tin cậy đang chiến đấu với những suy nghĩ tiêu cực đó. Điều này giúp củng cố niềm tin vào bản thân và thúc đẩy bản năng tự chống lại các suy nghĩ tiêu cực.
Hãy thể hiện lòng trắc ẩn với chính mình để vượt qua cảm giác ghét bản thân. Hãy tự hỏi liệu một sự kiện tồi tệ đã xảy ra có thực sự là tận thế đã tới hay không? Đồng thời thay đổi cách nhìn nhận các tình huống từ góc độ tích cực và có thể nhận định rằng việc tồi tệ này chỉ là một bước đi lùi của bản thân thay vì một thảm họa. Hãy chăm sóc chính mình bằng cách thực hiện các hoạt động đem lại cảm giác thoải mái, thanh thản sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và thoát khỏi tình trạng ghét bản thân.
Các chuyên gia khuyên rằng, những bệnh nhân đang trong tình trạng ghét bản thân nên kết nối với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người giúp bạn tăng sự tự tin và yêu bản thân. Tạo ra một môi trường thoải mái và tràn đầy yêu thương là chìa khóa để chống lại các căn bệnh về tâm lý. Dành thời gian cho những người thân yêu như bạn bè, gia đình,... để bạn nạp năng lượng tích cực và tạo niềm vui thay vì giao hảo với những người không làm bạn thoải mái.
Hy vọng qua bài viết này mỗi chúng ta sẽ ngày càng thêm yêu thương bản thân và sớm thoát khỏi trạng thái ghét bản thân. Đừng ngần ngại mà hãy đến gặp các bác sĩ tâm lý để được trợ giúp kịp thời. Nhà thuốc Long Châu chúc các bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.